Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Trực tiếp: Bữa tiệc ánh sáng trong đêm hội rồng bay

Trực tiếp: Bữa tiệc ánh sáng trong đêm hội rồng bay
,
- Chiếc đồng hồ đếm ngược bên cạnh Hồ Gươm đã chính thức dừng lại ở con số 0, Thủ đô Hà Nội tưng bừng buớc vào ngày đỉnh cao của những sự kiện văn hóa tiêu biểu chào mừng Đại lễ.

Mời xem truyền hình VietNamNet

Để phục vụ đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc xem truyền hình trực tiếp Đại lễ, báo VietNaNet phát trực tuyến và tiếp sóng VTV các lễ chính của Đại lễ ngày 10/10.

Mời quý vị BẤM VÀO ĐÂY để xem truyền hình trực tuyến VietNamNet.

XEM LẠI CLIP DIỄU HÀNH DIỄU BINH ĐẠI LỄ TẠI ĐÂY

Thời tiết chiều lòng người
Lúc này trên mặt Hồ Guơm hiện vẫn đang còn một làn suơng mỏng, nhiệt độ từ lúc 5h sáng đến nay mới chỉ tăng thêm 1 độ lên mức 25 độ C. Thời tiết Hà Nội trong trẻo, se lạnh, rất đúng chất thu.
Tuy nhiên người dân tham gia đại lễ sẽ không cần phải lo lắng về việc có mây mù trong ngày cuối cùng diễn ra đại lễ vì chỉ cần từ 7h trở đi mây sẽ tan và trời bắt đầu hửng nắng. Đến khoảng 9h, khi đòan diễu binh tiến vào trung tâm lễ đài, nắng sẽ lan tỏa khắp thủ đô, trời Hà Nội trong xanh với nhiệt độ giao động từ 27 – 28 độ C.
Hà Nội xô bồ. Hà Nội ồn ào. Thế nhưng người ta vẫn yêu, vẫn thiết tha hướng về Hà Nội. Mừng sinh nhật Hà Nội, người người đổ về thủ đô dự Đại Lễ, ai ai cũng đều giữ cho mình những nguyện ước riêng chung.
Chỉ còn ít phút nữa lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình sẽ chính thức đuợc bắt đầu. Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet ngay từ sớm nay rất nhiều nguời dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nuớc đã đổ dồn về thủ đô đón mừng ngày Đại lễ. Một số nguời còn chấp nhận đi bộ từ bến xe đến Quảng truờng Ba Đình từ lúc gần 5h sáng để đuợc tận mắt chứng kiến lễ diễu binh diễu hành lớn nhất trong lịch sử.
Cả nước hướng về Hà Nội
Hiện tại trên Quảng truờng Ba Đình, tiếng nhạc và kèn đang vang lên rộn rã. Hàng chục ngàn nguời với cờ hoa, ảnh Bác Hồ đang đứng ken chật tại truớc cửa Lăng, chuẩn bị sẵn sàng cho buổi lễ trọng thể mít tinh diễu binh, diễu hành.
Mô tả ảnh.
Lễ diễu binh, diều hành tại Quảng trường Ba Đình sáng 10/10. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

7h55: Đoàn ruớc lửa truyền thống do các VĐV tiêu biểu dẫn đầu đang tíến về lễ đài mang theo ngọn lửa truyền thống biểu tuợng cho sức sống trường tồn và bất diệt của dân tộc Việt Nam.

7h57: Ngọn lửa truyền thống bừng sáng trên đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

7h58: Lễ chào cờ chính thức bắt đầu, đòan quân nhạc cất lên bài ca hào sảng, hùng tráng của dân tộc xen lẫn đó là những làn đại phác vang đầy khí phách
Vào 8h đoàn rước đuốc truyền thống của các vận động viên thể thao từ Bảo tàng Chí Minh tiến về Quảng trường Ba Đình. Ngọn lửa biểu tượng cho truyền thống dân tộc được trao cho đại tá Nguyễn Văn Bình, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để thắp lên đài lửa.
Mô tả ảnh.
Sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh "Đảng, Nhà nước trân trọng đóng góp của cả nước với thủ đô cũng như của thủ đô với cả nước".
Dẫn lại lời Nguyễn Trãi trong "Bình Ngô Đại cáo": "Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu", Chủ tịch nước khẳng định, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long chính là dịp để tôn vinh truyền thống văn hiến của Thủ đô, truyền thống khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm. Đây là truyền thống mà thế hệ hôm nay phải có trách nhiệm gìn giữ cho lớp cháu con.
Hà Nội là Thủ đô anh hùng của một đất nước anh hùng. "Anh hùng vì truyền thống bất khuất, anh hùng để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân... Suốt chiều dài lịch sử, chúng ta luôn tôn trọng tinh thần độc lập dân tộc, không khuất phục trước cường quyền bạo lực", Chủ tịch nước nói.
Xem diễu hành
Ngày hôm nay, Hà Nội được thế giới tôn vinh là thành phố vì hòa bình. Vì vậy, người dân Thủ đô và cả nước có sứ mệnh xây dựng Hà Nội để Thủ đô mãi mãi là hình tượng về tinh thần yêu chuộng hòa bình.
"Hà Nội ngày hôm nay, đi giữa phố phường Thủ đô, ai ai cũng nhận thấy những thành tựu của Đổi mới. Thủ đô ta đang bừng sáng với tư thế diện mạo sức sống mới, chưa có bao giờ đẹp như hôm nay", Chủ tịch nước hân hoan...
Sau bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, sau 21 loạt đại bác, 10 máy bay trực thăng đã bay trên bầu trời quảng trường Ba Đình mở màn cho lễ diễu binh, diễu hành lớn nhất lịch sử.
Hàng chục nghìn người dân xếp hàng trên các tuyến phố chờ đoàn diễu hành đi qua.Chủ tịch nuớc Nguyễn Minh Triết đại diện cho Đảng và Nhà nuớc đọc diễn văn chào mừng ca ngợi lịch sự hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và thủ đô nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử 1.000 năm qua. Đúng 8h15, chủ tịch nuớc Nguyễn Minh Triết tuyên bố “Lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 1.000 năm chính thức bắt đầu”.
Mô tả ảnh.
Diễu binh, diễu hành trên Quảng trường Ba Đình. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Mô tả ảnh.
Khối các cơ quan, đơn vị chuẩn bị diễu hành qua Lễ đài (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Khối Báo chí Cách mạng (ảnh Bee.net.vn)
Ảnh Bee.net.vn
Ảnh Vietnamnet
Diễu hành
Ảnh Dân Trí
Ảnh Vietnamnet
Ảnh Bee.net.vn
Ảnh Bee.net.vn
Ảnh Vietnamnet
Phóng sự ảnh đặc biệt: 24h Đại lễ

Để ghi lại những hình ảnh nghìn năm có một của Hà Nội, báo VietNamNet đã phối hợp với các nhiếp ảnh gia thực hiện phóng sự ảnh đặc biệt 24h đại lễ.

12 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Việt Nam là các khách mời trực tiếp của nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet và VietNamNet. Họ sẽ đồng thời thực hiện phóng sự ảnh trong 24h đại lễ tại Hà Nội. Mỗi người sẽ có góc nhìn riêng và được cập nhật từng giờ trên http://vietnamnet.vnhttp://24h.com.

Mời quý vị xem tất cả các phóng sự ảnh đặc biệt tại đây.

Tiếp sau đó, các khối tham gia diễu binh bắt đầu với xe quốc huy, xe mang ảnh Bác Hồ và khối mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ. Mỗi khối gồm 200 người tiến vào quảng trường, biểu dương lực lượng và đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước.
Riêng phần diễu hành gồm các khối đại diện các thành phần tiêu biểu, đi đầu là khối TP Hà Nội với khối xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội và xe rước bằng UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới.
Đây là lễ mittinh, diễu binh, diễu hành lớn nhất trong lịch sử đất nước với sự tham gia của tất cả các lực lượng: quân đội, công an, đại diện các khối đoàn thể tiêu biểu như Hội Cựu chiến binh VN, công nhân, nông dân, trí thức, công chức - viên chức, doanh nhân, phụ nữ, thông tấn báo chí, khối các dân tộc, tôn giáo ở VN, lực lượng đại diện cho người VN ở nước ngoài và đại diện cho bạn bè quốc tế...
Đúng 9h15, Chủ tịch nuớc Nguyễn Minh Triết tuyên bố kết thúc lễ mít tinh diễu binh, diễu hành đồng thời gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng và Nhà nuớc cùng bạn bè quốc tế đã đến tham dự buổi lễ. Hà Nội tiếp tục tưng bừng với hàng loạt các hoạt động khác
Hân hoan bế cháu đi xem mít tinh (ảnh Vietnamnet)
Cùng khoe sắc dưới trời thu Hà Nội (Ảnh Vietnamnet)
Nhanh chân tìm một chỗ xem mít tinh (Ảnh Vietnamnet)
Háo hức xem mit tinh qua màn hình (ảnh Vietnamnet)
Sau lễ diễu binh, tình trạng ùn tắc giao thông lại trở nên nghiêm trọng, giao thông trên nhiều tuyến đường rơi vào tình trạng quá tải, kẹt cứng. Hàng ngàn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển khó nhọc trên đường.
Đến hơn 10h, tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến phố hết sức căng thẳng. Tại các nút giao thông xung quanh các đường cấm, lực lượng cảnh sát giao thông phải rất vất vả để hướng dẫn phân luồng và giải tỏa xe cộ. Trên đường Bưởi đang tắc cục bộ. Tuyến Kim Mã - Nguyễn Thái Học có vụ va chạm giao thông nhỏ, gây nên ùn tắc nghiêm trọng ở đây. Trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, các phương tiện phải di chuyển rất chậm.
Đặc biệt, khu vực Bờ Hồ, Bác Cổ người đi đường phải cực kì khó khăn khi lưu thông. Nhiều dòng xe đổ về phía cầu Chương Dương. Quá nhiều người chụp ảnh trên con đường gốm sứ nên giao thông ở đây đang bị ùn tắc nghiêm trọng, nhiều dòng xe đang tràn lên vỉa hè...

Bản đồ cấm đường ngày 10/10 để tránh ùn tắc

Để phục vụ Đại lễ, Sở GTVT và Công an TP Hà Nội đã công bố những tuyến đường cấm tại Hà Nội trong ngày 10/10:

Quận Ba Đình: Cấm các tuyến đường Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - chùa Một Cột - Độc Lập - Ông Ích Khiêm - Bà Huyện Thanh Quan - Tôn Thất Đàm - Nguyễn Cảnh Chân - Bắc Sơn - Mai Xuân Thưởng - Lê Hồng Phong - đường Thanh Niên - Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Liễu Giai) - Thụy Khuê (từ Quán Thánh đến dốc Tam Đa) - Quán Thánh - Phan Đình Phùng (từ Hàng Bún đến Hùng Vương) - Hàng Đậu - Hàng Than - Cửa Bắc - Đặng Dung - Nguyễn Biểu - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Chu Văn An Cao Bá Quát - Hoàng Diệu - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh (từ La Thành đến Kim Mã) - Yên Phụ - công viên Bách Thảo.

Quận Hoàn Kiếm: Cửa Nam - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - các tuyến phố xung quanh quảng trường Cách mạng Tháng Tám - Trần Quang Khải - Lê Thánh Tông - Lý Thường Kiệt - Hai Bà Trưng (đoạn từ Ngô Quyền đến Lê Thánh Tông).

Quận Hai Bà Trưng: Trần Khánh Dư.

Ngoài các tuyến phố trên, sẽ cấm toàn bộ các loại xe ô tô tải, xe ô tô chở khách từ 26 chỗ trở lên (trừ ô tô buýt, xe của Công ty môi trường thu gom rác, xe có phù hiệu, phục vụ lễ diễu binh diễu hành) không được hoạt động trên các tuyến phố Cát Linh, Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn; Hàng Gai - Hàng Bông - Hai Bà Trưng - Nghi Tàm - Âu Cơ-Lạc Long Quân - Thụy Khuê - Bưởi - Hoàng Hoa Thám; Lê Duẩn - Phan Chu Trinh - Lý Thường Kiệt; Trần Nhật Duật - Phan Đình Phùng - Hàng Than; đường Láng - Ngã Tư Sở - Trường Chinh - Ngã Tư Vọng - Đại La - Minh Khai - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư; Thanh Niên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư.

Nhằm phục vụ cho lễ Bế mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ diễn ra tối 10/10 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, từ 15 - 23h sẽ cấm các tuyến đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Láng - Hòa Lạc - đường 70 (đoạn từ xã Tây Mỗ đến ngã tư Nhổn) sẽ bị cấm.

Đêm hội thành phố rồng bay

Đây là đêm hội nghệ thuật được người dân hồ hởi mong chờ và đón đợi nhiều nhất. Ngay từ lúc 15h chiều, hàng ngàn người đi bộ tỏa ra từ các con phố đã đổ dồn về khu vực SVĐ Mỹ Đình để thưởng lãm bữa tiệc của ánh sáng và pháo hoa.

SVĐ Mỹ Đình ngập chìm trong ánh sáng
SVĐ Mỹ Đình ngập chìm trong vũ điệu của ánh sáng lazer (Ảnh: Dân Trí)

Đúng 20h20 phút, Ông Nguyễn Thế Thảo, Uỷ viên trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chính thức đọc lời khai mạc đêm hội "Thăng Long Hà Hội- thành phố rồng bay". Dự kiến đêm hội sẽ kéo dài trong khoảng 100 phút với kịch bản chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Quyết định trọng đại, Tinh hoa nghìn năm văn hiến, Thời đại Hồ Chí Minh - Thông điệp thành phố vì hòa bình do nhà văn Nguyễn Khắc Phục viết kịch bản, nhạc sĩ Trọng Đài làm tổng đạo diễn. Các chương tái hiện hình ảnh Thăng Long - Hà Nội cùng hình ảnh đất nước qua các giai đoạn, biến cố thăng trầm của lịch sử từ thuở hồng hoang, cho đến quá trình lập nước, giữ nước và xây dựng đất nước.

Mô tả ảnh.
Ảnh chụp từ chương trình truyền hình trực tiếp

Trong phần mở đầu, những hiệu ứng kỹ xảo đã đưa những hình ảnh thân thuộc theo dọc chiều dài đất nước Việt Nam như Tây Bắc, dãy núi Trường Sơn, Tây Nguyên hay những công trình văn hóa đặc trưng như Khuê Văn Các, Tháp rùa…đến với đông đảo người dân cả nước thay vì lời dẫn của MC.

Kế đó màn múa rồng hoành tráng do hơn 100 nghệ sĩ thể hiện đã dàn dựng lại chi tiết quyết định rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của vua Lý Thái Tổ trong âm thanh vang dội hào hùng của dàn trống đồng và dàn trống hội do 200 nghệ sĩ trong trang phục Âu Lạc, trang phục trống hội Thăng Long biểu diễn.

Những vần thơ hào hùng đầy khí phách của thời đại một lần nữa lại vang lên làm sống dậy trong lòng người dân cả nước âm hưởng của những bản anh hùng ca bất diệt “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!".

Nối tiếp ngay sau đó là những cân văn bất hủ trong Chiếu dời đô, Bạch Đằng giang phú... Nhưng có lẽ điều khiến nhiều người con đất Việt xúc động hơn cả là sự xuất hiện hình ảnh vị cha già dân tộc, người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hôm nay dù không phải đứng giữa quảng trường Ba Đình lịch sử nhưng giọng điệu đanh thép và hùng hồn của Người vang lên đã khiến hàng ngàn người như nín lặng. Đêm hội cũng đã tái hiện bằng ngôn ngữ ước lệ những dấu ấn hào hùng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua và 35 năm tái thiết, xây dựng đất nước.

Hợp xướng Bài ca tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội của nhạc sĩ Trọng Đài cũng như màn trình diễn của 1.000 thanh thiếu niên Thủ đô thể hiện khát vọng của tuổi trẻ và ước mơ về một thành phố hòa bình và màn đồng diễn võ thuật của các võ sinh thể hiện khí phách và sức mạnh Việt Nam tiếp nối truyền thống trong lịch sử của cha ông, đã kết thúc chương ba của đêm hội. Màn pháo hoa dự kiến kéo dài 20 phút đang được chờ đón tỏa sáng trên bầu trời.

21h30, SVĐ Mỹ Đình rực sáng bởi các màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật do các chuyên gia pháo hoa hàng đầu của Việt Nam và Singapore trực tiếp điều khiển.

20 phút trôi qua, ánh mắt của hàng ngàn người như không thể dứt ra khỏi bầu trời sáng rực trên SVĐ Mỹ Đình. Đó cũng là điểm nhấn cuối cùng trong đêm hội văn hóa nghệ thuật “Thăng Long- Hà Nội - Thành phố Rồng bay”. Một bữa tiệc của âm thanh, ánh sáng mừng Đại lễ đã thực sự khép lại trọn vẹn.

Hà Nội bước sang tuổi mới, chào đón những thành công và thách thức mới...

  • Nhóm Phóng viên

Hà Nội bước sang tuổi 1.000. Không khí đại lễ đang tưng bừng trên khắp nẻo phố Hà Nội. Phần diễu binh, diễu hành đang diễn ra tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Vào thời khắc này, cả nước đang hướng về Thủ đô yêu dấu, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi. Trải qua những năm tháng đau thương và mất mát trong chiến tranh, Hà Nội trở mình, vươn vai đứng dậy trở thành thành phố anh hùng, thành phố vì hòa bình.

Trong không khí hân hoan, những dòng cảm xúc bất tận, những lời chúc cho một Thủ đô trái tim cả nước, cho đất nước ấm no, hạnh phúc của mỗi độc giả sẽ là món quà tri ấn đến Hà Nội, khi Thủ đô nước Việt bước sang tuổi 1000.

VietNamNet mời độc giả gửi những cảm xúc của mình trong thời khắc này theo mẫu dưới đây.

Không có nhận xét nào: