Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn minh, anh hùng, vì hòa bình

Thứ Năm, 07/10/2010-10:30 PM)
Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn minh, anh hùng, vì hòa bình
KTNT - Là nội dung của cuộc Hội thảo khoa học quốc tế đang diễn ra tại Hà Nội (từ 7 – 9/10). Tham dự có đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có hơn 600 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện các tỉnh, thành phố, các đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã dự Hội thảo quốc tế 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng: Hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Thủ đô... Với vị thế, vai trò đã được xác định: Hà Nội là trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục và đào tạo; trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế. Thành phố Hà Nội mong muốn Hội thảo tập trung làm sáng tỏ các giá trị cốt lõi trong suốt 1000 năm lịch sử của Thăng Long – Hà Nội là: “Văn hiến, anh hùng, hòa bình – hữu nghị”. Qua đó, góp phần làm rõ hơn những thế mạnh và tiềm năng để phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những giá trị cao đẹp của Thăng Long – Hà Nội, hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô trong bối cảnh của một thế giới đang đổi thay vô cùng nhanh chóng, thuận lợi, thời cơ cũng như thách thức đều lớn.

Hội thảo được chia ra làm việc ở 4 tiểu ban, họp ở 4 phiên và phiên thảo luận chung. Đã có 144 báo cáo khoa học, trong đó có 25 báo cáo của các học giả quốc tế đến từ các nước Australia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Lào, Hoa Kỳ, Thái Lan và Đức,…

Đại diện Unesso tại Việt Nam, bà Katherine Muller Marin đã bày tỏ nhiệt tình ủng hộ Hội nghị này, đây là dịp tốt nhất để đưa ra những khuyến nghị nhằm hỗ trợ cam kết của các nhà lãnh đạo thành phố trong việc tiếp tục giữ gìn giá trị, bảo vệ và bảo tồn di sản, tạo cơ hội cho phát triển bền vững và cho một cuộc sống có chất lượng của cư dân thành phố. Bà cho rằng: Trái với cách mọi người thường nghĩ, bảo tồn các giá trị văn hóa không phải là một điều đối lập với phát triển đô thị. Những phương thức phát triển kinh tế và hoạch định việc quản lý bảo tồn có thể được tích hợp với nhau thành một mô hình mới trong đó di sản trở thành tâm điểm trong quy trình phát triển của thành phố chứ không phải đơn thuần là một phần được lắp ghép thên vào.

Dương Thanh

Không có nhận xét nào: