Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền thưởng Fields lập quỹ học bổng

Thứ ba, 31/8/2010, 16:23 GMT+7

GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền thưởng Fields lập quỹ học bổng

Một ngày sau lễ chào mừng của nhà nước (29/8), GS Ngô Bảo Châu đã trả lời riêng VnExpress.net về kế hoạch thành lập Quỹ học bổng mang tên anh, việc đào tạo tài năng trẻ Toán học và lý do từ chối biệt thự tại Tuần Châu.
> 'Niềm đam mê khoa học đã ngấm vào máu tôi'

- Khi nhận được sự chào mừng nồng nhiệt của gần 4.000 người tối 29/8, cảm xúc của Giáo sư khi đó thế nào?

- Tôi rất cảm kích trước sự quan tâm của Chính phủ khi tổ chức buổi lễ mừng công với tình cảm rất trân trọng và chân thành. Tôi cũng thực sự cảm động trước tình cảm và sự tự hào mà tôi nhìn thấy trong ánh mắt của các em học sinh, sinh viên tới dự buổi lễ. Đối với tôi, đó là niềm hạnh phúc, cổ vũ rất lớn.

*Clip GS Ngô Bảo Châu trong vòng vây người hâm mộ
*Clip Nữ sinh khóc vì không được gặp GS Ngô Bảo Châu

- Trên blog cá nhân, anh có nói lo lắng về trách nhiệm lớn sau khi nhận giải thưởng Fields. Vậy, anh có thể chia sẻ về trách nhiệm này?

- Rất nhiều người lo lắng về hiện trạng của khoa học và giáo dục đại học của nước ta. Từ trước đến nay, ngoài công việc chính là nghiên cứu toán học, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm đối với câu hỏi khó giải đáp này. Giải thưởng Fields làm cho tiếng nói của tôi được mọi người lắng nghe hơn, vì vậy trách nhiệm kể trên cũng trở nên nặng nề hơn.

- Vậy trong thời gian tới anh sắp xếp thế nào giữa công việc ở ĐH Chicago và trách nhiệm đối với ngành Toán học Việt Nam nói chung và Viện Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán học nói riêng?

- Ngoài việc triển khai hướng nghiên cứu mới cho bản thân, tôi dự định sẽ nhận nhiều sinh viên làm nghiên cứu sinh hơn trước đây. Công việc ở Việt Nam liên quan chủ yếu đến Viện Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán học - hy vọng sẽ sớm được thành lập. Viện này sẽ phải là một vườn ươm để nhiều nhóm nghiên cứu mới, nhiều đề tài nghiên cứu mới có cơ hội nảy mầm.

Ảnh: Quang Xuân.
Người hâm mộ vây quanh xin chữ ký của GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Quang Xuân.

Cá nhân tôi cũng có dự định tổ chức một nhóm nghiên cứu như vậy, nhưng tôi hy vọng sẽ có nhiều nhóm khác. Cụ thể hơn, tôi sẽ tham gia cùng với Ban điều hành của Viện trong công việc tuyển chọn cũng như thu hút những nhà toán học có năng lực trong và ngoài nước đến làm việc ở Viện trong một khoảng thời gian có giới hạn. Việc tuyển chọn sẽ dựa trên lý lịch khoa học, triển vọng của đề tài nghiên cứu cũng như khả năng hợp tác.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ cố gắng giúp ĐH Quốc gia Hà Nội tạo những mối quan hệ quốc tế xứng với tầm của mình. Theo khả năng, tôi sẽ cố gắng theo dõi những vấn đề chung của nghiên cứu và đào tạo khoa học, và có ý kiến nếu cần thiết.

- Trở lại với giải thưởng Fields, nhiều người cho rằng, việc anh đoạt giải là thành tựu của nền giáo dục Pháp và Mỹ chứ không phải là nền giáo dục Việt Nam. Quan điểm của giáo sư về nhận định này?

- Nên nói chính xác hơn, thành công của cá nhân tôi phụ thuộc nhiều vào môi trường nghiên cứu khoa học của Pháp và Mỹ. Nhiều tố chất toán học ở tôi đã được hình thành từ thời gian học phổ thông ở Việt Nam, vì vậy phủ nhận nền giáo dục Việt Nam ở đây là rất không công bằng.

- Như anh từng nói, anh sẽ dành khoản tiền thưởng (15.000 USD) của giải Fields cho Quỹ học bổng Ngô Bảo Châu. Vậy, anh có thể chia sẻ về dự định thành lập và mục đích của Quỹ học bổng?

- Tôi đang bàn bạc với nhiều bạn bè, cũng như một số doanh nghiệp để thành lập Quỹ khuyến học hay Quỹ học bổng này. Tôi sẽ dành trọn số tiền thưởng của giải Fields cho Quỹ. Đây không phải là một món tiền lớn nhưng có ý nghĩa. Hy vọng nó sẽ làm chất xúc tác để nhiều tổ chức và cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ. Cuối tuần này, chúng tôi dự định sẽ có buổi họp bàn tròn để dự định này trở nên gần với hiện thực hơn.

Bước đầu, chúng tôi dự định sẽ trao một số học bổng cho sinh viên có thành tích xuất sắc có gia cảnh khó khăn, và một số nghiên cứu sinh trong nước. Ngoài việc trao học bổng, Quỹ sẽ tìm một giảng viên nơi sinh viên học làm người đỡ đầu. Lời khuyên, sự quan tâm của một người anh đôi khi cũng có giá trị không kém so với hỗ trợ bằng tài chính.

Ảnh: Quang Xuân.
Vợ chồng GS Ngô Bảo Châu tại lễ mừng công tổ chức đêm 29/8. Ảnh: Quang Xuân.

- Trước đã từ chối đề nghị tặng biệt thự của ông Đào Hồng Tuyển ở Tuần Châu. Nhiều ý kiến cho rằng, anh nên nhận căn biệt thự đó và bán đấu giá rồi sung vào Quỹ học bổng Ngô Bảo Châu để nhiều học sinh nghèo hiếu học sẽ có cơ hội học tập?

- Sự hỗ trợ của những doanh nhân thành công như ông Tuyển là rất quý đối với Quỹ. Nhưng tôi hy vọng là Quỹ có thể nhận được sự ủng hộ bằng một thể thức đơn giản hơn cách mà nhiều người đề xuất ở trên. Đối với tôi, việc Quỹ tuyệt đối minh bạch và trao được học bổng đến đúng người, quan trọng hơn là tổng số tiền quyên góp được. Thành lập được Quỹ này là một việc khó, nhưng duy trì nó là việc còn khó hơn nhiều.

- Từ thành công của mình, Giáo sư có lời khuyên nào đối với các bạn trẻ hiện nay?

- Hiện nay, điều kiện vật chất của các gia đình tốt hơn nhiều so với thời tôi còn bé. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những vấn đề khác trong cuộc sống làm cho các em sao nhãng việc học tập. Vì vậy, tôi thấy các em có nhiều thứ dễ hơn nhưng cũng có nhiều cái phức tạp hơn. Do đó, các bạn trẻ nên giữ cho mình một khoảng thời gian yên tĩnh để học tập và đọc sách.

Sau khi GS Ngô Bảo Châu giành giải thưởng "Nobel Toán học", tối 29/8, Chính phủ đã long trọng tổ chức lễ mừng công giáo sư, với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo các Bộ, ngành... và gần 4.000 người, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Tiến Dũng thực hiện

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(27)

photo

What's this photo about?

A title and description can provide essential detail about this photo.

TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau truoc Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

photo What's this photo about? A title and description can provide essential detail about this photo. TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau tr

photo

What's this photo about?

A title and description can provide essential detail about this photo.

TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau truoc Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(25)

http://images.yume.vn/photo/pictures/20100417/tmtien218/origin/tcqg3_791587022_352181893.jpg

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(24)

http://images.yume.vn/photo/pictures/20100417/tmtien218/origin/tvqg_1620111649_816073293.jpg

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(23)


photo

NCS.Pham Thi Xuan Chau trong Van mieu-Quoc Tu Giam,chu nhat 28/2/2010

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(22)

photo

What's this photo about?

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(21)

photo

What's this photo about?

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(20)


photo

tc3

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(19)


photo

XC2

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(18)


photo

tc1

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(17)


photo

XC1

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(16)


photo

Xuan Chau 2

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(15)


photo

Xuan Chau 1

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(14)


photo

Copy of Xuan Chau 6

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(13)


photo

Copy of Xuan Chau 5

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(12)


photo

Copy of Xuan Chau 4

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(11)


photo

item

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(10)


photo

A5

Chương trình "Hoa Ban trắng" (HUET: from 31/8/2010 to 21/8/2013)(1a)


photo

A2

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(9)


photo

A1

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(8)


photo

Haiduong10

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(7)


photo

Haiduong8

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(6)


photo

mt11

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(5)


photo

itc4

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(4)


photo

mt10

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban trắng"(3)


photo

mt9

trạng: Vui vẻ HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban"


Đăng ngày: 09:19 30-08-2010
Thư mục: Chung

photo

mt7

HUET @VACE (from 31/8/2010 to 21/8/2013):"Hoa Ban"(1)

Đăng ngày: 09:21 30-08-2010
Thư mục: Chung
photo

item

Vous souhaitez ajouter un commentaire sur cette photo ?

Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

trạng: Vui vẻ

Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

Đăng ngày: 09:29 30-08-2010
Thư mục: Chung

photo

TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau truoc Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

TS.Trần Mạnh Tiến & NCS.Phạm Thị Xuân Châu,TVQG

trạng: Vui vẻ

TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau

Đăng ngày: 09:30 30-08-2010
Thư mục: Chung

photo

TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau truoc Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

photo TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau

Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

Đăng ngày: 09:31 30-08-2010
Thư mục: Chung

photo

TS.Tran Manh Tien va NCS.Pham Thi Xuan Chau truoc Thu Vien Quoc gia Viet nam,sang thu sau ngay 26/2/2010

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Ngô Bảo Châu, với “bổ đề” về sự nổi tiếng

Ngô Bảo Châu, với “bổ đề” về sự nổi tiếng

Ngô Bảo Châu, với “bổ đề” về sự nổi tiếng

(TNTS) “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”.

Lần đầu tiên phỏng vấn Ngô Bảo Châu, khi tôi hỏi về cái sự nổi tiếng, đặc biệt là nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông, anh đã nói rất thẳng: “Nói thật với bạn, trả lời báo chí cũng là một hệ lụy bất đắc dĩ”.

Bây giờ thì có vẻ như anh đang chịu cái hệ lụy đó. Rất nhiều. Nhưng đó cũng là điều bình thường của một người nổi tiếng. Sự nổi tiếng thường đi kèm hệ lụy.

Có điều, như Ngô Bảo Châu nói, đó là sự nổi tiếng mà anh không hề có chủ ý đi tìm. “Nếu lấy giàu và nổi tiếng làm mục đích thì có thể thất vọng hai lần. Thứ nhất là thất vọng vì không đạt được mục đích.

Theo dòng sự kiện

>> Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận thẻ bạch kim của Vietnam Airlines

>> 'Chúa đảo' Tuần Châu vẫn muốn giúp GS Ngô Bảo Châu

>> Toàn cảnh về sự kiện Ngô Bảo Châu

Thứ hai là trong trường hợp đã đạt được mục đích, bạn lại thất vọng vì hóa ra đó không phải cái bạn muốn”, anh đã nói như thế, khi tôi băn khoăn rằng làm toán học dường như rất khó nổi tiếng, và khó giàu. Thế đấy, mỗi một lần trò chuyện với anh, có cảm giác như được nhìn thấy bầu trời tươi mới sau khi một cánh cửa sổ nữa được mở ra. Đó cũng là cách làm toán mà Ngô Bảo Châu thích. “Câu hỏi hóc búa được trả lời bằng cách mở một cánh cửa sổ để nhận ánh sáng từ bên ngoài”. Anh đến với Bổ đề cơ bản chẳng phải để chứng tỏ điều gì, mà chỉ vì niềm đam mê.

Tôi nhớ câu chuyện về Định lý lớn của Fermat. “Không tồn tại các nghiệm nguyên khác 0 x, y, và z thỏa mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2”. Định lý chỉ có thế, không thể giản đơn hơn. Thế nhưng, phía sau cái ngoại hình đơn giản ấy là một thách đố của nhiều thế hệ. Không biết đùa hay thật mà nhà toán học vĩ đại của chúng ta, Pierre de Fermat, gần 4 thế kỷ trước đã viết thêm bên lề sách: “Tôi đã chứng minh được. Hay tuyệt. Nhưng lề sách bé quá, không đủ chỗ để viết.” Cái định lý tưởng chừng đơn giản ấy, cùng câu viết bí ẩn của Fermat, đã làm đau đầu các nhà toán học suốt non 4 thế kỷ qua. Mãi đến thập niên 1990, nhà toán học người Anh Andrew Wiles mới chứng minh được. Giới toán học thở phào sau khi thách đố nổi tiếng nhất lịch sử toán học được hóa giải. Thế giới cũng thở phào, tung hô Wiles như một vĩ nhân, dù mấy ai biết cặn kẽ việc ông ta làm là thế nào. Ấy thế mà Wiles coi công trình của mình chỉ là một món quà tặng vợ. Đơn giản thế thôi. Ông làm toán không để chứng tỏ một điều gì, không để trở nên nổi tiếng. Ông làm toán vì thích.

“Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa”.

Trích từ blog của GS Ngô Bảo Châu

Anh chàng lập dị Grigori Perelman ở Nga cũng tương tự. Trong khi cả thế giới coi việc anh ta chứng minh thành công Giả thuyết Poincaré là kỳ tích, thì anh ta chép miệng: “Công lao tôi có gì đáng kể”. Perelman thậm chí còn từ chối nhận phần thưởng 1.000.000 USD của Viện toán Clay ở Cambridge, Massachusetts.

Các nhà toán học, tới một đẳng cấp thượng thừa nào đó, làm toán vì niềm đam mê, vì ham muốn khám phá thế giới, chứ chẳng phải để chứng tỏ một điều gì. Cũng như các võ sư bậc thầy luyện võ chẳng phải để đánh nhau. Đấy cũng chính là cách tiếp cận của Ngô Bảo Châu: “Bản thân tôi suy nghĩ khá đơn giản về giải thưởng nói chung. Nếu người ta trao cho tôi, tôi sẽ đón nhận nó như một vinh dự lớn. Nếu không, tôi cũng cho rằng mình không nên buồn quá. Đặt niềm tin vào những cái này là không nên”. Và anh nói: “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”, khi tôi hỏi anh về việc chứng minh Bổ đề cơ bản.

Ngô Bảo Châu đã nhìn về giải Fields đơn giản như thế, sau khi anh đã mở một cánh cửa sổ để đón ánh nắng vào chiếu sáng cho căn phòng mà tất cả chúng ta đang sống.

Những ngày này, khi Ngô Bảo Châu là một cái tên đem lại niềm cảm hứng mãnh liệt và không chỉ riêng cho Việt Nam. Trên trang blog cá nhân mang tên Thích Học Toán của anh, nơi mà anh tự nhận mình là một hòa thượng trong ngôi chùa toán học, có thể thấy rất nhiều lời chúc mừng nồng nhiệt. Giữa những bộn bề, Ngô Bảo Châu cũng dành thời gian trải lòng mình ra với mọi người. Những tâm sự rất thật, rất thẳng của anh một lần nữa làm cho người ta hiểu thêm về anh, không chỉ với tư cách là một nhà khoa học tài năng, mà còn là một bản lĩnh lớn.

Tôi nhớ, anh từng nói rằng trang Thích Học Toán là nơi dành cho những cuộc trò chuyện toán học. Đó cũng có thể là nơi ươm mầm những khát vọng toán học cho các bạn trẻ. Ngô Bảo Châu nói nếu như toán học là một ngọn núi, “thì Thích Học Toán có thể dắt tay bạn đến chân núi, rồi bạn sẽ phải tự leo. Ít nhất ngọn núi gần trông không đáng sợ như ngọn núi xa. Cái mục đích đầu tiên và cuối cùng của blog Thích Học Toán là góp một chút hơi để thổi lại tinh thần hiếu học.”

Thổi lại tinh thần hiếu học, dường như đang chùng xuống trong giai đoạn này, là điều mà Ngô Bảo Châu luôn trăn trở. Anh bảo lâu nay người ta thường học để làm quan, chứ không đặt trọng tâm lên khát khao hiểu biết của con người. Anh muốn Thích Học Toán góp phần thổi lại tinh thần hiếu học, thổi lại khát khao hiểu biết của con người. Anh cũng có những nỗ lực khác, trực diện hơn, như dự án quỹ khuyến học và tham gia vào các nỗ lực chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Tất cả những nỗ lực ấy, trước sau, đều phản ánh quan điểm, phương châm sống của Ngô Bảo Châu. Sự học không nên lấy giàu và nổi tiếng làm mục đích. Chính điều đó đã đưa anh tới thành công kỳ vĩ của hôm nay, và những thành công kỳ vĩ hơn nữa đang chờ, ở tương lai.

Đỗ Hùng

Có vé mời vẫn không được vào chào mừng Ngô Bảo Châu

Có vé mời vẫn không được vào chào mừng Ngô Bảo Châu

30/08/2010 06:53:42

- 7h kém 15 ngày 29/8, cổng an ninh của Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã được khóa chặt. Không một ai được phép vào trong tham dự lễ chào mừng GS Ngô Bảo Châu dù có giấy mời của Ban tổ chức.

TIN LIÊN QUAN


Theo một thành viên Ban tổ chức, lý do là khán phòng đã hết chỗ. Mong một lần được gặp GS Ngô Bảo Châu có những đoàn người lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội nhưng cũng phải ngậm ngùi đứng ngoài.

Quỳnh Anh - Hoàng Hải

GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo các Bộ, ngành cùng gần 4.000 các thầy, cô giáo, học sinh và gia đình GS Ngô Bảo Châu tham dự sự kiện này.

Tối 29/8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ chào mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields 2010.
Đây là giải thưởng Toán học cao quý nhất của thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai của châu Á có nhà toán học được nhận giải thưởng rất danh giá này. GS Ngô Bảo Châu cũng là người đầu tiên từ các nước đang phát triển có được vinh dự lớn này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
chúc mừng GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Việt Dũng

Đông đảo bạn trẻ chào mừng thần tượng của mình. Ảnh: Việt Dũng

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chúc mừng GS Ngô Bảo Châu và gia đình, chúc mừng các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các trường, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như của nước ngoài đã có công giáo dục đào tạo GS Ngô Bảo Châu, chúc mừng ngành toán học Việt Nam và nền Giáo dục Việt Nam.
Gần một tiếng đồng hồ trước giờ khai mạc Lễ chào mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu nhưng con đường bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình đã tắc nghẽn và bên trong hội trường quy mô 3.500 ghế cũng không còn một chỗ trống.
Hàng ngàn người đã tới với mong muốn tham dự buổi lễ vinh danh người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Fields, giải thưởng danh giá nhất của Toán học thế giới.

Ngoài cổng Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, hàng trăm sinh viên, học sinh, những người hâm mộ Ngô Bảo Châu đành thất vọng ra về vì bảo vệ kiên quyết không mở cửa, đảm bảo an toàn cho khu vực hội nghị đã quá tải, trong số này có cả những phóng viên và người nhà Ngô Bảo Châu có thẻ ưu tiên.

Thủ tướng nhấn mạnh, vinh quang này là công lao, là sự nỗ lực phấn đấu và là niềm tự hào của GS Ngô Bảo Châu. Đây còn là niềm tự hào của gia đình Giáo sư, của những cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, của các thầy cô giáo, các nhà khoa học Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ đã có công giáo dục đào tạo GS Ngô Bảo Châu. Đây còn là niềm tự hào của ngành toán học Việt Nam, của nền giáo dục Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam.

Với giải thưởng cao quí này, GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước, rạng danh con người và trí tuệ Việt Nam, góp phần làm cho thế giới biết đến Việt Nam không chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công, mà còn là một Việt Nam có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa học.

Chính phủ đã giao các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn tất các thủ tục theo qui định của pháp luật để có hình thức khen thưởng xứng đáng của Nhà nước ta cho GS Ngô Bảo Châu- Thủ tướng cho biết.

Tại buổi lễ trọng thể và thân tình này, Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình GS Ngô Bảo Châu, đến các thầy cô giáo, những người đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam, khơi dậy và nuôi dưỡng lòng say mê học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện nhân cách, phát triển tài năng cho các thế hệ trẻ, các thế hệ học trò, trong đó có GS Ngô Bảo Châu.

Ảnh: Việt Dũng

Thủ tướng cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Chính phủ Pháp, đến các giáo sư, các nhà khoa học Pháp, Hoa Kỳ và bạn bè quốc tế đã dành cho Việt Nam sự giúp đỡ có hiệu quả trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đã có công lớn giúp tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng Ngô Bảo Châu để có được giải thưởng Fields cao quí như ngày hôm nay.

Xúc động trước những tình cảm mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như những lớp đàn em và công chúng dành cho mình, GS Ngô Bảo Châu đã khẳng định: trong cộng đồng toán học Việt Nam nói riêng và cộng đồng khoa học Việt Nam nói riêng, việc người đi trước nắm tay dìu dắt người đi sau là tự nhiên và đáng quý.

Chính sự dìu dắt tận tâm không đòi hỏi báo đáp của những người thầy từ khi anh còn đi học đã là sự động viên to lớn, giúp anh đi được con đường tiến tới thành công hôm nay.

Sự lan tỏa niềm say mê toán học đã được các thế hệ trước truyền lại và GS Ngô Bảo Châu hy vọng rằng anh và những nhà khoa học cùng thế hệ sẽ tiếp tục ngọn lửa đam mê khoa học, truyền ngọn lửa ấy cho những lớp đàn em sau này, để nền khoa học Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đạt được nhiều thành công hơn.

Thủ tướng nêu rõ, ngày nay, toán học không chỉ là chìa khóa để phát triển các ngành khoa học khác, mà còn có những ứng dụng trực tiếp và quan trọng vào cuộc sống. Phát triển toán học là tiền đề để phát triển nền khoa học cơ bản của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm lớn để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành toán học và các tài năng toán học của Việt Nam.
Ngày 17/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010 đến 2020”, trong đó có một nội dung quan trọng là thành lập Viện nghiên cứu cao cấp về toán. Đây thực sự là một cơ hội và điều kiện để phát triển nhanh và toàn diện hơn nữa ngành toán học ở Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao trong thời gian qua, mặc dù phải tập trung vào việc nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài, GS Ngô Bảo Châu vẫn dành nhiều thời gian tham gia cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu toán học tại Việt Nam; làm cầu nối giao lưu, học hỏi giữa các sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam với các nhà toán học hàng đầu thế giới.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Giáo sư thực hiện ý nguyện của mình là đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển ngành toán học nước nhà và qua đó góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.

Thủ tướng nhấn mạnh, Giải thưởng cao quí của GS Ngô Bảo Châu là nguồn động viên khích lệ mạnh mẽ, là tấm gương về sự nỗ lực vươn lên trong học tập và nghiên cứu khoa học đối với các nhà khoa học trẻ Việt Nam.

Giải thưởng này, cùng với nhiều giải thưởng và nhiều thành tích trong các lĩnh vực khác mà các thế hệ Việt Nam đã giành được, đã phần nào hiện thực hóa lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Ảnh: Việt Dũng

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, để thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, để không bị tụt hậu trong cạnh tranh quốc tế, Việt Nam cần có nhiều Ngô Bảo Châu và chúng ta còn cần có một xã hội học tập với tất cả mọi người đều có cơ hội vươn lên tri thức hiện đại và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình.
Chúng ta còn cần một nền kinh tế với nguồn nhân lực chất lượng ngày càng được nâng cao, với cơ chế trọng dụng nhân tài được tôn trọng và thực thi đầy đủ. Niềm tự hào Ngô Bảo Châu cần được nhân lên mạnh mẽ trong thế hệ trẻ Việt Nam, ở mỗi người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành một quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thủ tướng mong muốn thế hệ trẻ Việt Nam noi gương GS Ngô Bảo Châu, tự tin dấn thân vào khoa học, dũng cảm, bền bỉ đương đầu với những thách thức khó khăn để học tập, nghiên cứu, sáng tạo với kết quả cao nhất. Chính phủ sẽ tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho thế hệ trẻ, cho các nhà khoa học phát huy khả năng và trí tuệ của mình, vươn tới những đỉnh cao mới của khoa học, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát biểu tại buổi lễ, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ lòng cảm kích đối với sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các thầy, cô giáo trong và ngoài nước để Giáo sư nhận được giải thưởng cao quí này. Giáo sư mong muốn thế hệ trẻ Việt Nam phấn đấu học tập và rèn luyện với nhiệt huyết của tuổi trẻ, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho ngành toán học nói riêng và nền khoa học nước nhà nói chung.
Theo Thiện Thuật
TTXVN/TTO

Tin liên quan

Bài phát biểu xúc động của GS Ngô Bảo Châu

Bài phát biểu xúc động của GS Ngô Bảo Châu

GiadinhNet giới thiệu toàn văn bài phát biểu xúc động của GS Ngô Bảo Châu tại buổi lễ chào mừng diễn ra tối ngày 29/8 ở Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Ngô Bảo Châu phát biểu tại buổi lễ chào mừng diễn ra tối ngày 29/8. Ảnh: Dantri

Trước hết, tôi xin bày tỏ tấm lòng cảm kích của tôi đối với Nhà nước và Chính phủ đã tổ chức buổi lễ mừng hôm nay với một tấm lòng trân trọng và chân thành.

Tôi cũng thực sự cảm động khi nhận thấy niềm vui, niềm tự hào của giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đồng bào trên khắp cả nước, bắt gặp niềm hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên trong buổi lễ hôm nay, làm sự hân hoan, niềm tự hào của cá nhân tôi được nhân lên nhiều lần.

Lần đầu tiên, giải thưởng Fields, giải thưởng quan trọng nhất của Toán học đã được trao cho một nhà Toán học xuất thân từ một nước đang phát triển.
Sự kiện này có thể tạo tiền đề cho sự thay đổi lớn về chất của Toán học Việt Nam nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Ít nhất, đó là cái mà cá nhân tôi và rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý khoa học có tâm huyết đang rất hy vọng. Nhưng trước khi nói về tương lai, tôi nghĩ cũng nên điểm lại quá khứ để tìm hiểu thêm cái gì là nguyên nhân đã đưa đến những thành công ngày hôm nay. Tôi xin tâm sự một vài điều.

Tôi sinh ra trong chống Mỹ, lớn lên trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của thời kỳ hậu chiến. Tuy không ai thích thú những sự ôn nghèo kể khổ, ta cũng không thể không nhớ lại những yếu tố đã tạo thành con người của chúng ta, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng, bố mẹ đã phải nhịn ăn, nhịn mặc nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lại đây, tôi sinh sống ở nước ngoài, rất lâu ở Pháp và gần đây ở Mỹ, tiếp xúc với cuộc sống người nước ngoài, tôi hiểu rằng, tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa có thể thiệt thòi hơn về cái ăn, cái chơi, nhưng học tập thì chưa chắc.

Sinh ra trong gia đình trí thức có truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số một của bố mẹ. Có lẽ vì bố mẹ tôi là nhà khoa học, nên niềm ham mê khoa học và giá trị tuyệt đối của trí thức đã ngấm vào máu tôi từ lúc nào không biết.

Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất, nhưng tình yêu khoa học, yêu tri thức, theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn là chuyện hiếm hoi.

Điều kiện thuận lợi đặc biệt nữa cần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng toán học theo nghĩa rộng, từ thầy Tôn Thân, giáo viên chuyên toán Trường THCS Trưng Vương, đến thầy cô khối Chuyên Toán A0, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội cho đến các nhà khoa học trẻ thời đó đã dạy tôi với tất cả tâm huyết của mình, hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế cực kỳ khó khăn lúc đấy. Tôi không thể kể hết tên các anh.

Nhưng xin kể một ví dụ. Thầy Phạm Hùng, khối chuyên toán. Tôi đã học thầy trong căn phòng 8m², lúc nào cũng nghi ngút khói thuốc bắc vì thầy hay đau ốm nhưng thù lao duy nhất thầy nhận của bố mẹ tôi chỉ là cân đường hay vỉ thuốc bổ. Trong cộng đồng Toán học Việt Nam, việc người đi trước nắm tay người đi sau là chuyện hết sức tự nhiên.

Gần đây, do được cộng tác với một số nhà khoa học khác, tôi mới hiểu ra rằng, tinh thần yêu thương, đoàn kết trong cộng đồng toán học Việt Nam là cái hiếm hoi và đáng quý. Khoa học nói chung và Toán học Việt Nam ta nói riêng chưa thực sự xuất sắc trên thế giới, nhưng nếu không có tinh thần yêu thương, đoàn kết cũng như tinh thần nghiêm khắc không bao che cho yếu kém học thuật thì toán học và khoa học sẽ không thể tiến bộ.

May mắn đặc biệt tiếp theo là được Chính phủ Pháp cấp học bổng đại học. Là sinh viên nước ngoài, nhưng tôi chưa bao giờ bị kém ưu tiên so với sinh viên Pháp. Ngược lại, chính GS trưởng khoa Toán Trường Sư phạm Paris đã khuyên tôi làm việc với GS Gérard Laumon, lúc đó là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất.
Ông Laumon là người giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành nhà khoa học chuyên nghiệp. Ông là một người tuyệt vời. Trong nhóm học trò của ông hiện nay, có hai người đoạt giải thưởng Fields. Gần đây nhất, cô học trò trẻ tuổi nhất của ông đã thành GS Đại học Harvard khi chưa đầy 30 tuổi.
Trưởng thành trong nhóm khoa học của ông Laumon, theo đồng nghiệp của ông đánh giá, không chỉ có tôi và một người đoạt giải thưởng Fields năm 2002, mà còn có nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc khác.

Trong thời gian này, tôi hiểu được sự quan trọng, được sức mạnh của nhóm nghiên cứu khoa học kết hợp những nhà khoa học có kinh nghiệm, tên tuổi, có hiểu biết nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và những nghiên cứu sinh tràn trề đam mê khoa học. Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân nhưng cũng đem lại vinh dự xứng đáng cho cộng đồng toán học Pháp cũng như cộng đồng Toán học Việt Nam.

Từ hơn ba năm nay, tôi có may mắn được làm việc ở Viện Nghiên cứu cơ bản cao cấp Princeton, viện được thành lập từ những năm 1930, là nơi Anbel Enstein đã làm việc hơn 40 năm.

Ngoài số ít GS cơ hữu ở viện mà hầu hết là nhà vật lý, toán học hàng đầu thế giới thì thường xuyên có nhiều nhà khoa học trẻ khắp nơi đến làm việc từ 1 đến 2 năm.

Ngoài sự hỗ trợ tài chính rất lớn của Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức, cá nhân khác, cách tổ chức công việc hiệu quả của Viện Princeton là cái rất đáng để học tập.

Trong một khoảng thời gian không lớn, viện đã thành lá cờ đầu của toán học, vật lý lý thuyết, đóng vai trò rất lớn cho sự hình thành trường phái khoa học của Mỹ và vào thời điểm hiện tại đóng vai trò số một.

Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton, rất có thể Bổ đề cơ bản vẫn chưa thể hoàn thành trong thời điểm này. Ngoài ra, sự tiếp xúc với các nhà khoa học thiên tài như William, tôi đã xác định được rõ ràng công trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi Bổ đề cơ bản hoàn thành.

Từ trải nghiệm ở Pháp và Mỹ, tôi đã hiểu ra rằng, môi trường khoa học lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng, tôi xin nhắc đến một người, một nhà khoa học và một người bạn lớn của Việt Nam, đó là ông Henri Van Regemortern. Khi còn là sinh viên, ông đã tham gia phong trào đấu tranh bên Pháp phản đối chính sách thực dân ở Đông Dương. Sau này, ông đã sang Việt Nam nhiều lần và trở thành bạn thân thiết của ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ông là người sáng lập ra Ủy ban hợp tác khoa học kỹ thuật Pháp - Việt. Tôi có may mắn sống trong ngôi nhà của ông nhiều năm. Tôi học được rất nhiều từ con người của ông. Qua việc làm của ông, tôi hiểu rằng, nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ là chuyên môn mà còn là đem đến cho những người trẻ tuổi, không kể xuất xứ, không nhất thiết phải là người thân cơ hội tốt tiềm năng của họ phát triển trong khoa học và rộng hơn là trong cuộc sống. Đó là điều tôi muốn nói với các nhà khoa học Việt Nam, những nhà quản lý và tất cả những người làm cha mẹ.

Hiện trạng khoa học và giáo dục của chúng ta chưa được như mong đợi. Nhưng với ý thức mỗi người, sự cố gắng của Nhà nước, Chính phủ, qua những quyết sách đúng đắn, dũng cảm sẽ là tiền đề cho những chuyển biến tích cực. Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả các bạn trẻ luôn giữ được niềm tin, niềm say mê để đi tiếp con đường mình đã chọn.
GS Ngô Bảo Châu