Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Đại lễ PG kỷ niệm 1000 năm TL-HN thành tựu viên mãn

Đại lễ PG kỷ niệm 1000 năm TL-HN thành tựu viên mãn
Kích thước chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tối nay, ngày 2/8/2010, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, lễ bế mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã diễn ra trong không khí trang trọng, hoan hỉ xen lẫn những tiếc nuối.

Tới chứng minh và tham dự có TT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch HĐTS, TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ, TT. Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS, TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng thư ký HĐTS cùng hàng trăm chư Tôn đức trong HĐTS, Ban Trị sự các tỉnh thành trên cả nước.

Tới dự về phía quan khách có bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng bộ Ngoại giao cùng đại diện 60 đoàn ngoại giao, hơn 100 đại biểu kiều bào Việt Nam ở xa tổ quốc.

Hơn 7.000 Phật tử và nhân dân cùng tham dự lễ bế mạc.

Mở đầu buổi lễ là trích đoạn “Vua Lý Thái Tổ dời đô” do các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội trình diễn, tái hiện hình ảnh vị vua anh minh, với quyết định lịch sử dời đô từ Hoa Lư, khai sáng Kinh đô Thăng Long.

Sau nghi lễ chào Quốc kỳ và Phật kỳ, niệm Phật cầu gia bị, ông Nguyễn Thanh Sơn có một số phát biểu.

Tiếp đó, TT. Thích Bảo Nghiêm đọc báo cáo kết quả Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đánh giá về công tác tổ chức Đại lễ TT. Thích Bảo Nghiêm khẳng định đây là hoạt động lễ nghi tâm linh văn hóa truyền thống có quy mô, thời gian, không gian lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Hà Nội.

Trong suốt 1 tuần Đại lễ, nhiều hoạt động đã được tổ chức như rước long vị Quốc vương nhà Lý và lịch đại Tổ sư, cung nghênh ngọc xá lợi Phật; tổ chức khóa cầu an và cầu siêu; cầu truyền hình quốc tế và đêm hội hoa đăng đền đáp tứ trọng ân; hội thảo “Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”; các hoạt động văn hóa nghệ thuật Phật giáo như trưng bày di sản Phật giáo, triển lãm nhiếp ảnh Phật giáo, mỹ thuật Phật giáo, nghệ thuật quần chúng, giao hưởng Phật giáo; thuyết 10 thời pháp; từ thiện xã hội…

Thượng tọa cũng không quên đề cập đến công tác hậu cần, nghi lễ, cơ sở vật chất – những yếu tố không kém phần quan trọng cho thành công của Đại lễ.

Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm khẳng định Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã thành tựu viên mãn, và bày tỏ sự tri ân công đức tới chư Tăng Ni, Phật tử, các cơ quan ban ngành như UBND TP. Hà Nội, các nhà tài trợ cho Đại lễ, Ban Quản lý di tích Hoàng thành Thăng Long.

Sau lời tuyên bố bế mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Trung ương GHPGVN, bà Nguyễn Thị Doan, ông Nguyễn Thanh Sơn đã trao bài vị chân linh binh sĩ nước ngoài tử trận trong chiến tranh Việt Nam đến đại sứ một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Phillippines…

Trong 3 ngày cuối của Đại lễ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức cầu siêu các chiến binh và những người tham gia phục vụ chiến tranh của một số nước đã tham chiến tại Việt Nam trước đây, thể hiện truyền thống từ bi, bình đẳng, nhân ái của Phật giáo, tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai và chính sách tự do tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam.

Lễ bế mạc đã kết thúc, song nhiều người vẫn còn lưu luyến không muốn rời Hoàng thành. Đại lễ đã để lại dấu ấn thực sự sâu đậm, những trải nghiệm thiêng liêng, đầy xúc động và tự hào trong lòng mỗi người tham dự. Biết có duyên nào mới lại có một Đại lễ như vậy.

Đoàn chèo Hà Nội biểu diễn





Đại diện các đoàn ngoại giao, kiều bào





Khung cảnh lễ bế mạc





Hình tượng vua Lý Thái Tổ





Chào cờ







Niệm Phật cầu gia bị







ĐĐ. Thích Minh Tiến dẫn chương trình



TT. Thích Bảo Nghiêm báo cáo và tuyên bố kết thúc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội











TT. Thích Gia Quang thay mặt Ban Tổ chức Đại lễ nhận tịnh tài do ông Vũ Văn Tiến và Công ty bánh Bảo Ngọc cúng dàng

Tăng sinh rước bài vị binh sĩ nước ngoài trận vong trong chiến tranh Việt Nam

Đại sứ các nước chuẩn bị lên nhận

Trao bài vị cho đại sứ các nước. Một hình ảnh đậm chất nhân văn và tinh thần từ bi, bình đẳng của Phật giáo



Đại sứ Phillippines với bài vị binh sĩ nước mình



Đại sứ Thái Lan

Đại sứ Pháp



Đánh dấu lên: Add to your del.icio.us del.icio.us | Digg this story Digg

Không có nhận xét nào: