Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

CƯỠNG CHẾ ĐỂ CÓ ĐẤT LÀM CHÙA ?

Thứ ba, ngày 10 tháng tám năm 2010

CƯỠNG CHẾ ĐỂ CÓ ĐẤT LÀM CHÙA ?


.

NDĐT- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản số 4873/VPCP-NC truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tỉnh Ninh Bình giải phóng mặt bằng khu vực chùa Bái Đính.
Công văn ghi rõ: Xét báo cáo số 127/CV/HĐTS-VP1 của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc giải phóng mặt bằng khu vực chùa Bái Đính phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện theo đúng pháp luật, bàn giao mặt bằng trong tháng 8 năm 2010 để kịp thời phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI.
Theo ông Phan Tiến Dũng – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình, Khu núi chùa Bái Đính là một trong các khu chức năng thuộc khu du lịch sinh thái Tràng An đã được chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 365/CP-KTTH ngày 22-3-2004 và đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch tổng thể tại quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 18-11-2005 nhằm bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hoá, di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, để tiến tới đề nghị UNESCO công nhận khu cố đô Hoa Lư là di sản văn hoá thiên nhiên thế giới.
Tại quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10-1-2008 của UBND tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch tổng thể với 539 ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới, khu công viên văn hoá và học viện phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm thị, hồ phóng sinh,v.v... Trong số hơn bốn nghìn hộ nông dân nằm trong khu vực dự án đã được chuyển đến nơi ở mới có tiện nghi sinh hoạt khá hơn nhiều so với nơi ở cũ, các gia đình đã ổn định cuộc sống. Đ.T

HẾT TRÍCH DẪN.
Hóa ra đây là CHÙA NHÀ NƯỚC.
Việt Nam đang quay lại coi Phật giáo là Quốc giáo như cách đây 1.000 năm?

Theo sử sách thì thời bấy giờ, chùa do Vua xây được gọi là Đại danh lam
.
Nhưng cái gọi là “chùa Bái Đính mới
chẳng đáng được thế, dù đã lập rất nhiều KỶ LỤC.


Kiến trúc ba tầng mái là thế giới của người chết. Nhưng “chùa Bái Đính mới” có cái gọi là Tam quan ba tầng mái ở ngoài, khiến người ta đến với cái chết trước khi đến với Phật.
Điều đó không chấp nhận được –
PGS-TS Trần Lâm Biền

Theo tin Sẽ cưỡng chế để bàn giao mặt bằng Dự án Khu tâm linh núi chùa Bái Đính của kinhtenongthon.com.vn “Tại buổi họp báo sáng nay, 06/8/2010, lãnh đạo UBND huyện Gia Viễn (Ninh Bình) khẳng định tiếp tục vận động, thuyết phục đối với trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Phi tự giác nhận hết tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Trong trường hợp hộ ông Phi tiếp tục chống đối thì buộc phải thực hiện biện pháp cần thiết để bàn giao mặt bằng trong tháng 8/2010.
Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn, ông Trương Cộng Hòa cho biết: “Chỉ còn một vướng mắc dẫn tới chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư là hộ ông Nguyễn Văn Phi chưa đồng ý với các phương án đền bù mà Hội đồng giải phóng mặt bằng đưa ra. Mặc dù cả hệ thống chính trị huyện Gia Viễn đã vào cuộc thuyết phục, tuyên truyền vận động và tạo mọi điều kiện tốt nhất, đảm bảo quyền lợi của gia đình ông Phi không bị thiệt thòi”.

Các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình khẳng định: Mặc dù Hội đồng giải phóng mặt bằng có thiếu sót trong việc “chưa áp dụng mức hỗ trợ đất vườn xen kẽ trong khu dân cư, nhưng sai sót đó đã được khắc phục”. Về quy trình, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chế độ chính sách đền bù, bồi thường, tái định cư cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phi về cơ bản đảm bảo đúng quy định.


Cụ thể thế nào thật khó biết.
Nhưng theo nhandan.com.vn (17:51 ngày 04/72009) Kinh tế Nông thôn thì việc quy hoạch ở đây LÀ CHƯA TỪNG CÓ :

- Ngày 31/3/2006
UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định số 675/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, giao đất để giải phóng mặt bằng xây dựng khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính tại xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn- Ninh Bình) với diện tích 18,8 ha. Trên diện tích đất thu hồi không hề có hộ dân nào phải di dời chỗ ở bởi nơi đây là đất rừng.

- Ngày 03/4/2006, UBND tỉnh lại có Quyết định số 697/QĐ-UBND về việc thu hồi 177.353m2 đất thuộc xã Gia Sinh, trong đó có 106.879m2 đất của 251 hộ gia đình và 65.474m2 đất do UBND xã Gia Sinh quản lý.

- Ngày 11/9/2006, UBND tỉnh Ninh Bình lại ra quyết định số 1879/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính lên tới 390 ha.

- Ngày 07/9/2007, UBND tỉnh Ninh Bình lại tiếp tục ra Quyết định số 2105/QĐ-UBND phê duyệt mở rộng thêm 91,74ha, tức là tổng diện tích quy hoạch lên đến 481,74ha.

- Ngày 10/01/2008, UBND tỉnh lại ra Quyết định số 62/QĐ-UBND với nội dung tiếp tục mở rộng diện tích thêm 57,46ha và tổng diện tích quy hoạch lúc này lên đến 539,2ha.

Từ 18,8ha năm 2006, chỉ 2 năm sau khu quy hoạch PHÌNH LÊN đến 539,2ha (tức gấp gần 29 lần). Từ chỗ chỉ lấy đất rừng đến chỗ phải di dân.

Nhiều địa điểm được quy hoạch làm khu tái định cư (cho dân vùng bị ảnh hưởng của trận lụt lịch sử năm 1985 làm vỡ đê sông Hoàng Long), nhưng rồi sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, khu tái định cư lại nằm trong phần diện tích quy hoạch chùa Bái Đính.

Các tiêu cực trong việc GPMB ở đây thậm chí từng dẫn tới việc 43 cây bồ đề ở khu vực chùa Bái Đính bị chặt phá.

TÔI CHO RẰNG ĐỂ LÀM CHÙA MÀ DÙNG ĐẾN CƯỠNG CHẾ THÌ THÀ ĐỪNG LÀM CÒN HƠN !

TUY NHIÊN, BÁO NHÂN DÂN VÀ VĂN PHÒNG THỦ TƯỚNG ĐÃ KHÔNG CHÍNH XÁC KHI GỌI ĐÂY LÀ “KHU VỰC CHÙA BÁI ĐÍNH”.
THỰC TẾ, KHU NÀY CÓ TÊN LÀ “KHU DU LỊCH TÂM LINH”.
Đó cũng là tên gọi 1 khu TO LỚN VÀ NHẢM NHÍ KHÔNG KÉM ở Bình Dương: Lạc cảnh Đại Nam, của "cá nhân" ông Dũng "lò vôi".

.

NÊN XEM THÊM: Đừng xóa sổ chùa của tổ tiên

.

Không có nhận xét nào: