Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Còn 20 ngày là đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long

Còn 20 ngày là đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long: TS Phạm Quang Long - Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch: Tôi không thể hài lòng và chưa thể yên tâm (11/09/2010)

-->
Cho đến khi số báo này lên khuôn, chỉ còn đúng 20 ngày là đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thời điểm thiêng liêng nghìn năm có một ấy sắp đến trong sự náo nức và thành kính của mọi người dân. Khá bận rộn trong vai trò người giữ “bộ lễ” của Thủ đô sắp vào ngày Đại lễ, TS Phạm Quang Long – Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch tranh thủ thời gian ít ỏi giữa các cuộc họp, trò chuyện với chúng tôi về công việc chuẩn bị cho ngày Đại lễ.
Cầu Long Biên - vượt lên chức năng giao thông trở thành kiệt tác điêu khắc - kiến trúc gắn bó với người Hà Nội trăm năm qua
Ảnh: HOÀNG LONG


TS Phạm Quang Long
Chỉ còn 20 ngày nữa là tới Đại lễ, cho đến giờ này ông đã có thể hài lòng và yên tâm về việc chuẩn bị chưa?Không, tôi không thể hài lòng và chưa thể yên tâm về công tác chuẩn bị cho chuỗi sự kiện trong dịp Đại lễ. Việc lớn và nhiều đến thế, có việc lại chưa hề có tiền lệ, ai dám nói rằng mình hài lòng hoặc yên tâm về sự chuẩn bị cho những việc lớn như vậy được? Tôi nghĩ nhà báo hỏi thế là để thử tâm lý tôi thôi chứ làm sao mà yên tâm được. Chỉ có lo và lo. Có cái có lý do và có cái chẳng có lý do nào cả. Có lẽ tâm lý chờ đợi và kỳ vọng tạo thành sức ép tâm lý chăng? Vẫn biết là sẽ có 10 ngày diễn ra Đại lễ, nhưng những hoạt động lớn nhất là gì, thưa ông, không phải ai cũng biết?Năm 2010 là năm đặc biệt: kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng, 65 năm Quốc khánh 2-9, 120 năm Ngày sinh của Bác, chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI... Từ đầu năm chúng ta đã có nhiều hoạt động kỷ niệm. Từ 1 đến 10-10 là thời kỳ dồn dập nhất, trong đó sáng 1-10 là ngày Khai mạc, 10-10 tổ chức diễu binh, diễu hành, tối 10-10 là Đêm hội văn hóa, nghệ thuật, rồi còn có liên hoan âm nhạc quốc tế, cúp bóng đá Thăng Long... nghĩa là cùng lúc diễn ra vài chục sự kiện mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.Hoạt động hướng tới Đại lễ diễn ra cả hàng năm nay, và người ta thấy có nhiều kỷ lục, nhiều việc làm của các cá nhân, các tổ chức “gắn mác” Đại lễ quá. Liệu có nhiều quá mà thực ra lại chả có gì cả không, thưa ông?Đúng là đã có nhiều sự kiện, có cái chưa từng có tiền lệ, có cả những kỷ lục. Quan điểm riêng của tôi là trong nhiều sự kiện đã diễn ra, không phải tất cả đều mang ý nghĩa và tầm vóc như nhau vì mỗi cái có vị trí riêng trong hệ thống và cũng không phải “chả có gì cả”. Về một sự kiện, có nhiều cách tiếp cận, nhiều thái độ. Hỏi người bàng quan thì đúng là sẽ không nhận được câu trả lời tích cực rồi. Người không bàng quan nhưng không nắm được thông tin cũng lại cho câu trả lời phiến diện. Tôi nghĩ chủ trương tổ chức sự kiện là đem lại lợi ích cho cộng đồng, quốc gia. Còn hiệu quả đến đâu, thiết thực đến đâu... lại phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan đến người tổ chức, quy mô, cách thức tổ chức... Tôi cũng nhận thấy có người hoặc tổ chức “khoác áo” 1000 năm để mưu cầu lợi ích riêng. Việc cần làm từ tâm nguyện mà lại nhuốm màu lợi ích thì mất hay rồi. Anh che giấu giỏi thì cũng chỉ lừa dối được một số người chứ lừa sao được cả thiên hạ? Cái đuôi cáo vẫn cứ lộ ra thôi. Dân gian bảo: khôn mà để cho người ta biết mình khôn là hỏng rồi. Chuyện lợi dụng danh nghĩa cũng vậy thôi. Có điều này cũng cần suy nghĩ: đừng chờ đợi một cách hão huyền một điều gì đó. Chẳng hạn bố mẹ đều thấp bế nhẹ cân, đen đủi mà cứ chờ đợi sẽ sinh ra con gái đẹp cỡ hoa hậu mới hài lòng. Không được thế lại buồn chán, thất vọng. Chúng ta đặt ra những mục tiêu đúng, thiết thực, cụ thể, đúng tầm chứ không ảo tưởng và tôi nghĩ xã hội cũng cần nhận thức như thế.
Hà Nội tưng bừng đón chào Đại lễ 1000 năm
Ảnh: HOÀNG LONG


Vâng, như ông vừa nhắc đến việc “khoác áo”, có ý kiến cho rằng, không ít những công trình, những dự án “khoác áo” 1000 năm, thực chất là một sự “đánh quả” lợi dụng để “kiếm chác”. Ông bình luận gì về ý kiến này?Tôi không rõ chuyện “đánh quả” là thế nào. Nhưng, tôi trộm nghĩ: người nào tính chuyện “đánh quả” trong dịp tưởng nhớ tổ tiên như thế dễ bị thần linh phạt lắm. Tôi cứ nhớ mãi lời nói của một nhà văn, một đàn anh nhắc nhở: đứa nào tay không sạch sẽ, đừng có nhúng vào chuyện này, phải thành tâm. Tôi nói thế đã rõ ý chưa nhỉ?Dù không muốn, thì cũng phải thành thật thừa nhận với nhau, không còn bao nhiêu ngày nữa mà thấy mọi việc có vẻ đang ngổn ngang quá, như những bộ phim chưa biết chất lượng thế nào, như những vở kịch được quảng bá to tát mà khi trình diễn lại đang khiến dư luận thất vọng, như Bảo tàng Hà Nội chờ đợi bao nhiêu năm giờ đang vội vã gắn biển hoàn thành và chắc chắn là cũng được trưng bày vội vã?Có cái vội vã, có việc hối hả, có cái không. Không phải cứ cái gì chuẩn bị gấp rút, cấp tập đều cho một kết quả dở cả. Hoa nở đủ độ thì tàn, có kết thành quả ngọt hay không lại là chuyện khác. Mỗi sự việc có những sự chuẩn bị và tiêu chí đánh giá khác nhau. Như chuyện đúc đồng chẳng hạn. Đồng đã chảy rồi thì phải đổ vào khuôn theo đúng như phải làm, chậm là hỏng. Mấy chục năm nay Hà Nội chưa xây Bảo tàng, giờ trong mấy năm xây xong mà hiện đại thế, cần phải nhìn nhận thế nào? Các nhà chuyên môn người Nhật nói cần đến mười năm mới nghiên cứu xong khu khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu và chỉ đến khi đó mới có thể khẳng định được giá trị của nó. Ta chọn cách làm khác và làm việc này trong khoảng 5 năm. Vậy bảo ta làm vội vàng và ẩu à? Tôi rất không tán thành cách “phán” của một số người về sự vội vã, nóng vội, kém chất lượng... của các công trình phục vụ Đại lễ theo kiểu tùy hứng, không có kiểm chứng. Tôi cũng tin rằng có cái làm vội, làm ẩu, chất lượng chưa đảm bảo nhưng không thể nói “cái gì cũng thế”. Tôi không bi quan đến thế nhưng cũng không lạc quan tếu mà biết cái gì, thì nói cái ấy thôi. Chuyện quảng cáo hay tuyên truyền cho một cái gì đó không đúng thực chất là có nhưng lại cần tìm hiểu xem ai làm chuyện này và vì mục đích gì. Một bộ phim hay một vở kịch cũng chỉ là một bộ phim với một vở kịch, phản ánh đúng trình độ nghệ thuật, mức độ đầu tư, khả năng thể hiện của những người làm nghề mà thôi. Đừng nghĩ ta đầu tư thật nhiều cho bóng đá là ta sẽ đá giỏi như Braxin hay TâyBanNha còn nếu kém lại là do vội, ẩu, kém chất lượng đâu.Ông có hy vọng rằng, dịp Đại lễ này, với những lễ hội lớn ấy, tinh thần tự tôn dân tộc lại được một lần hun đúc?Tôi tin chắc là các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ đánh thức lòng tự tôn dân tộc trong ý thức của cộng đồng và của mỗi người dân. Tôi tin tưởng điều đó, không thể khác được.Trân trọng cảm ơn ông!
Cẩm Thuý (thực hiệ

Không có nhận xét nào: