Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

- Lễ khai mạc Đại hội toán học thế giới (ICM)

Con gái Ngô Bảo Châu mặc áo dài tới ĐH Toán học
Cập nhật lúc 02:54, Thứ Năm, 19/08/2010 (GMT+7)
,
- Lễ khai mạc Đại hội toán học thế giới (ICM) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad lúc 11h trưa (giờ Ấn Độ), tức là 12h30, giờ Việt Nam. Nhiều người đang nóng lòng chờ đợi những cái tên của Giải thưởng Fields được xướng lên. Đây lần đầu tiên, có một nhà Toán học mang quốc tịch Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu được báo cáo tại phiên toàn thể của ICM. (tiếp tục cập nhật...)

TIN LIÊN QUAN
Đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và đại gia Hà thành
Những mẩu chuyện bên lề phiên họp ĐHĐ Toán thế giới
GS Ngô Bảo Châu và chuyện ở một quán ăn
Viện trưởng Toán học kể chuyện cơ duyên VN với giải Fields
Chi 651 tỷ đưa Việt Nam lên hạng 40 Toán thế giới
Lần đầu tiên người Việt trúng cử ĐHĐ Toán học thế giới

Các đại biểu tại phiên khai mạc.ICM 2010 là một sự kiện đặc biệt đối với Toán học thế giới vì 4 năm mới được tổ chức một lần, có quy mô toàn cầu và là hội nghị Toán học lớn nhất hiện nay. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm của ICM, hội nghị này diễn ra ở Ấn Độ, là lần thứ ba ở châu Á (ICM 1990 tổ chức ở Kyoto, ICM 2002 ở Bắc Kinh.)

Những hình ảnh ban đầu được CTV gửi về từ Ấn Độ.Đại hội Toán học lần đầu tiên được tổ chức ở Zurich, Thuỵ Sĩ năm 1897, lúc đó mới có 200 đại biểu của 10 nước tham dự. Trong ba năm ICM gần đây nhất, số lượng người tham dự đã đạt ngưỡng 3500 đại biểu.
Sự kiện ICM 2010 tại Ấn Độ đánh dấu xu thế vươn lên mạnh mẽ của nền Toán học các nước thuộc Thế giới thứ 3 hiện nay.
Lễ khai mạc trọng thể của ICM 2010 sẽ công bố danh sách những người được tặng những giải thưởng cao quý nhất, gồm không quá 4 giải thưởng Fields, một giải thưởng Nevanlinna, một giải thưởng Gauss và một giải thưởng Chern.

Gia đình GS Ngô Bảo Châu cũng có mặt tại đại hội.
Với công chúng, điều hấp dẫn nhất tại ICM là tên của những người nhận giải thưởng Fields, được cộng đồng Toán học coi tương đương với giải Nobel mặc dù số tiền thưởng ít hơn nhiều.Trưởng ban xét giải thưởng Fields là Chủ tịch Liên đoàn Toán học thế giới, GS Laszlo Lovasz, một nhà Toán học nổi tiếng người Hungary.


GS Ngô Huy Cẩn và PGS Trần Lưu Vân Hiền cũng có mặt tại "khu vực dành cho gia đình người chiến thắng".
Công việc của hầu hết những người được giải thưởng kinh tế là làm Toán, và một trong số đó có John Nash, người được giải thưởng Toán học nhưng lại có tầm ảnh hưởng trong kinh tế học.


Khu vực dành cho người nhà của các ứng viên đoạt giải
Giải thưởng Nevanlinna (từ 1982) dành cho các công trình Toán Tin và Giải thưởng Gauss (từ 2006) dành cho Toán ứng dụng. Nét mới của ICM lần này có thêm Giải thưởng Chern (tên một nhà Toán học gốc Trung Quốc nhưng sống tại Mỹ) dành cho những nhà Toán học cả đời làm Toán, có những cống hiến xuất sắc, được mọi người thừa nhận.
Có 20 báo cáo tại phiên toàn thể (một giờ) và 180 báo cáo tại các tiểu ban (30 phút) về nhiều lĩnh vực của Toán học. Có một nhà Toán học Ấn Độ được báo cáo ở phiên toàn thể. Và lần đầu tiên, có một nhà Toán học mang quốc tịch Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu được báo cáo tại phiên toàn thể của ICM.
Đoàn cán bộ Viện Toán tại sân bay. Ảnh: Nguyễn Việt Dũng

Hơn 20 nhà toán học VN đã có mặt ở Hyderabad để tham dự sự kiện này. Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu đoàn đại biểu của Bộ GD-ĐT cũng đã đến Hyderabad để tham dự phiên khai mạc và lễ công bố giải thưởng.
Trước đó, ngày 13/8, GS Ngô Bảo Châu và gia đình đã tới Ấn Độ.


Phiên họp Đại hội đồng của Liên Đoàn toán học thế giới (IMU- International Mathematical Union) đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với các cuộc bầu cử diễn ra rất thẳng thắn và gay gắt tại Bangalor. Đại Hội đồng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tổ chức, với 20 đề mục công việc khác nhau. Việt Nam có một đại biểu duy nhất tham gia Đại Hội đồng là GS Lê Tuấn Hoa, Viện phó Viện Toán học.
Trung tâm hội nghị quốc tế Hyderaba, Ấn Độ, nơi diễn ra Đại hội toán học thế giới năm 2010.
GS Hoa cho biết, lần đầu tiên, có một nhà toán học Việt Nam tham gia vào 1 trong 3 cơ quan chức năng của IMU. GS Hoàng Xuân Phú, Viện Toán học Việt Nam đã trúng cử Ủy viên Ban “Vì các nước đang phát triển”.
Tú Uyên

Không có nhận xét nào: