Huy chương Fields của Ngô Bảo Châu và lời tiên tri của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Chủ nhật, 22/08/2010 21:34
Tin liên quan
“Nhiều ngành khác thường phải bạc đầu mới thành bác học. Toán học không phải bạc đầu đâu, ta có thể đi nhanh”.
Tầm nhìn xa của người lãnh đạo
Từ thập niên 60 của thế kỷ 20, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận thấy: “Nhiều ngành khác thường phải bạc đầu mới thành bác học. Toán học không phải bạc đầu đâu, ta có thể đi nhanh.”
Thủ tướng muốn mở các lớp chuyên ngay từ cấp 2. Và, vào thời ấy, đã từng có nhiều lớp chuyên cấp 2.
Tháng 3-1965, nhà toán học trẻ Phan Đức Chính bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Lomonosov danh tiếng ở Moskva. Trước đó, anh đã cùng GS G.E. Shylov viết cuốn Tích phân, độ đo, đạo hàm trong các không gian tuyến tính và trở thành người Việt Nam đầu tiên có sách toán xuất bản tại Liên Xô.
Anh Chính trở về nước đúng vào lúc Johnson đánh phá miền bắc. Và cũng đúng vào lúc ấy, GS Lê Văn Thiêm nói với anh: Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Tạ Quang Bửu vừa chỉ thị: Dù chiến tranh ác liệt đến đâu, Trường Tổng hợp ta vẫn phải đi đầu mở các lớp phổ thông chuyên toán. Anh hãy giúp một tay…
Thế là, ngoài việc dạy đại học, từ nay thầy Chính còn được giao thêm nhiệm vụ dạy phổ thông chuyên toán. Sẽ mất nhiều thời gian và công sức lắm đây! Vậy mà anh lại đang muốn dồn tâm huyết cho nghiên cứu toán, nhằm đạt tới một học vị cao hơn: tiến sĩ khoa học. Thôi thì đành hy sinh một phần hoài bão riêng tư để dốc lòng làm tốt việc chung do Thủ tướng, Bộ trưởng và nhà trường giao cho.
Chính những người thầy thầm lặng dạy toán như Phan Đức Chính, Phạm Văn Điều, Lê Đình Thịnh, Nguyễn Văn Mậu, Đỗ Thanh Sơn, Nguyễn Vũ Lương, Phạm Hùng… và cả cô Đặng Thanh Hoa, thầy Lê Đình Vinh dạy văn và những thầy, cô dạy các môn học khác trong Khối đã góp công to lớn đào tạo nên nhiều tài năng cho đất nước, trong đó có Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn…
Vị giáo sư 33 tuổi
Tháng 4-1972, Nixon ồ ạt đánh phá miền bắc. B-52 ném bom trải thảm Hà Nội, Hải Phòng…
Lệnh động viên cục bộ được ban bố. Tiến sĩ cơ học Ngô Huy Cẩn nhập ngũ, làm “lính năm đồng”, lên đường vào tuyến lửa. Với khoản tiền tiêu vặt 5 đồng mỗi tháng của người binh nhì, anh chẳng có gì gửi về nhà giúp vợ mình… “vượt cạn”.
Vợ anh, dược sĩ Trần Lưu Vân Hiền sinh bé Ngô Bảo Châu trong tiếng bom chùm nổ rền, dưới ánh chớp tên lửa phòng không xé màn đêm. Thiếu đường, thiếu sữa, thiếu mọi thứ...
Chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên vẫn phải ăn cơm độn, mua từng lạng thịt, cân đường theo từng ô tem phiếu. Nhưng, may thay, thời ấy, trong trường học chưa thấy có những hiện tượng phiền lòng như bằng “dỏm”, “phao” thi, “học thêm” mụ người mờ mắt... Đất nước còn nghèo lắm, vậy mà những mầm non năng khiếu vẫn được chăm sóc tốt.
Ngay từ cấp 2, Ngô Bảo Châu đã vào lớp chuyên toán Trường Trưng Vương. Lên cấp 3, Châu thi đỗ vào Khối chuyên toán Tổng hợp.
Mùa hè 1989, học lớp 12, Châu dự tiếp IMO Braunschweig ở CHLB Đức, và lại giành huy chương vàng. Đây là lần đầu tiên một học sinh nước ta, hai năm liên tiếp, giành hai huy chương vàng IMO.
Đông Âu khủng hoảng vì “cách mạng nhung”. Viện sĩ Paul Germain, Tổng Thư ký Viện Hàn lâm khoa học Pháp, bèn đề nghị Chính phủ Pháp cấp học bổng cho Châu vào Đại học Sorbonne, Paris.
Châu bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1997, rồi luận án tiến sĩ khoa học năm 2003. Đầu 2004, mới 32 tuổi, anh được hai trường đại học lớn là
Giữa tháng 10-2004, Ngô Bảo Châu nhận được bức thư điện tử của ông Chủ tịch Viện Toán học Clay thông báo Viện vừa chọn ông và ông Gerard Laumon tặng Giải thưởng Nghiên cứu Clay. Giải trao vào ngày 5-11-2004 tại
Chẳng bao lâu sau khi nhận Giải thưởng Clay, G. Laumon, đồng tác giả với Ngô Bảo Châu trong công trình giành giải Clay, được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp.
Và vào tháng 10-2005, với 100% số phiếu, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận TSKH Ngô Bảo Châu là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Đây là lần đầu tiên một nhà khoa học Việt
Giải thưởng Oberwolfach và Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
Sau khi nhận Giải thưởng Clay ở Mỹ, Ngô Bảo Châu còn được tặng Giải thưởng Oberwolfach (Oberwolfach Prize) ở CHLB Đức. Đây là giải thưởng toán học ba năm mới tặng một lần cho một hoặc hai nhà toán học dưới 36 tuổi có công trình đặc biệt xuất sắc ở châu Âu.
Giải thưởng Oberwolfach năm 2007 dành cho một mình Ngô Bảo Châu, do công trình nổi bật 188 trang về đại số và lý thuyết số (algebra and number theory). Giải do Quỹ Oberwolfach và Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach ở Đức trao tặng.
Công trình mới của nhà toán học mang quốc tịch Việt
Nếu năm 2004, cùng G. Laumon, Ngô Bảo Châu mới giải quyết Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita; thì giờ đây, anh đưa ra lời giải cho các trường hợp khái quát hơn.
Đọc diễn văn ca ngợi tại buổi lễ trao giải thưởng được tổ chức vào đầu năm 2008, GS Rapoport coi công trình mới của Ngô Bảo Châu là “một thành tựu sáng chói” (a brilliant achievement).
Sau đó, GS Ngô Bảo Châu còn nhận được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Được các đồng nghiệp “khó tính” mến phục
Đánh giá về thành công của Ngô Bảo Châu, GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn:
“Đầu năm 2004, Ngô Bảo Châu và GS G. Laumon đã làm nên “một quả bom tấn” khi công bố kết quả đột phá về Bổ đề cơ bản trong Chương trình Langlands, gây tiếng vang lớn trong giới toán học thế giới. Với kết quả ấy, anh và GS Laumon được tặng Giải thưởng Clay danh giá; anh được mời làm giáo sư Đại học Paris-Sud. Năm 2007, anh lại gây xôn xao khi giải quyết hoàn toàn Bổ đề cơ bản. Với những thành công như thế, anh được Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton của Mỹ, nơi tập trung rất nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, mời sang làm việc dài hạn.”
Ngay từ lúc bấy giờ, GS Hoàng Tụy, nhà toán học lão thành, GS Ngô Việt Trung, và GS Lê Tuấn Hoa (Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam) đều đã tiên đoán là GS Ngô Bảo Châu sẽ giành được Huy chương Fields.
Còn GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học
Hàm Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét