Tối 31/7/2010, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra đêm lễ hội hoa đăng "Dấu ấn Thăng Long" trong không khí thiêng liêng, ấn tượng.
Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT Thích Thanh Sam - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực HĐTS TW GHPGVN, chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN: TT Thích Thanh Nhiễu; TT Thích Bảo Nghiêm - Trưởng Ban Thành hội Phật giáo Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ, TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng thư ký – Chánh văn phòng I cùng chư tôn đức HĐTS TW GHPGVN, BTS Thành hội Phật giáo các tỉnh thành trong cả nước và hàng ngàn Phật tử thập phương.
Trong âm hưởng trầm hùng, hào sảng của tiếng trống hội Thăng Long, khơi dậy niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, Lễ hội hoa đăng “Dấu ấn Thăng Long” đã chính thức khai mạc bằng phát biểu của Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm. Thượng tọa nêu rõ Đại lễ được tổ chức "Nhằm tôn vinh công hạnh và sự nghiệp của các bậc tiền nhân, của đức vua Lý Thái Tổ cùng các vị Thiền sư đã có công khai sáng Kinh đô Thăng Long, góp phần tạo dựng nền văn hiến Việt Nam."
Đặc biệt dưới triều Lý kéo dài hơn 200 năm - khi mà Phật giáo là Quốc đạo, những giá trị nhân bản của văn hóa Phật giáo được tôn vinh nên tư tưởng trị nước thấm đẫm tinh thần nhân văn. Đây cũng chính là giai đoạn đánh dấu việc chuyển hướng từ Võ trị sang Văn trị trong lịch sử Việt Bằng tinh thần từ bi, bình đẳng, khoan dung, độ lượng của Phật giáo, tam giáo hài hòa đồng hành phát triển, xã hội Việt Nam thời Lý là xã hội thuần nhất, đạo đức, hướng thiện, ổn định hòa bình thực sự có một không hai trong lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam." Tiếp đó, Hoà thượng Thích Thanh Tứ trân trọng tiếp nến từ trên bàn Phật với ngọn lửa tượng trưng cho trí tuệ và tình thương của Phật giáo được các tăng ni, phật tử lần lượt truyền tay nhau thắp sáng hơn 7000 cây nến tại khuôn viên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Trong ánh nến lung linh là khoá lễ cầu nguyện thế giới hoà bình, cho nước nhà hưng thịnh, Phật pháp mãi trường tồn, chúng sinh an lạc. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực trong đêm giữa Hoàng Thành Thăng Long – Kinh đô của đất nước ngàn năm văn hiến, sáng soi cho con đường Đạo pháp và dân tộc muôn đời rực rỡ.
Lễ hội hoa đăng “Dấu ấn Thăng Long” đã khép lại, để lại ấn tượng sâu sắc về tinh thần Đạo pháp đồng hành cùng dân tộc.
Tối 31/7/2010, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra đêm lễ hội hoa đăng "Dấu ấn Thăng Long" trong không khí thiêng liêng, ấn tượng.
Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT Thích Thanh Sam - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực HĐTS TW GHPGVN, chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN: TT Thích Thanh Nhiễu; TT Thích Bảo Nghiêm - Trưởng Ban Thành hội Phật giáo Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ, TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng thư ký – Chánh văn phòng I cùng chư tôn đức HĐTS TW GHPGVN, BTS Thành hội Phật giáo các tỉnh thành trong cả nước và hàng ngàn Phật tử thập phương.
Trong âm hưởng trầm hùng, hào sảng của tiếng trống hội Thăng Long, khơi dậy niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, Lễ hội hoa đăng “Dấu ấn Thăng Long” đã chính thức khai mạc bằng phát biểu của Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm. Thượng tọa nêu rõ Đại lễ được tổ chức "Nhằm tôn vinh công hạnh và sự nghiệp của các bậc tiền nhân, của đức vua Lý Thái Tổ cùng các vị Thiền sư đã có công khai sáng Kinh đô Thăng Long, góp phần tạo dựng nền văn hiến Việt Nam."
Đặc biệt dưới triều Lý kéo dài hơn 200 năm - khi mà Phật giáo là Quốc đạo, những giá trị nhân bản của văn hóa Phật giáo được tôn vinh nên tư tưởng trị nước thấm đẫm tinh thần nhân văn. Đây cũng chính là giai đoạn đánh dấu việc chuyển hướng từ Võ trị sang Văn trị trong lịch sử Việt Bằng tinh thần từ bi, bình đẳng, khoan dung, độ lượng của Phật giáo, tam giáo hài hòa đồng hành phát triển, xã hội Việt Nam thời Lý là xã hội thuần nhất, đạo đức, hướng thiện, ổn định hòa bình thực sự có một không hai trong lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam." Tiếp đó, Hoà thượng Thích Thanh Tứ trân trọng tiếp nến từ trên bàn Phật với ngọn lửa tượng trưng cho trí tuệ và tình thương của Phật giáo được các tăng ni, phật tử lần lượt truyền tay nhau thắp sáng hơn 7000 cây nến tại khuôn viên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Trong ánh nến lung linh là khoá lễ cầu nguyện thế giới hoà bình, cho nước nhà hưng thịnh, Phật pháp mãi trường tồn, chúng sinh an lạc. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực trong đêm giữa Hoàng Thành Thăng Long – Kinh đô của đất nước ngàn năm văn hiến, sáng soi cho con đường Đạo pháp và dân tộc muôn đời rực rỡ.
Lễ hội hoa đăng “Dấu ấn Thăng Long” đã khép lại, để lại ấn tượng sâu sắc về tinh thần Đạo pháp đồng hành cùng dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét