Chương trình "Hoa Ban trắng" (HUST : from 13/10/2010 to 21/8/2013)(1)
Thứ tư, 13/10/2010 19:36 pm
Dong nuoc xanh de Huong giang mai tre Ring Ngu binh cay thong do gia thoi & Gui ra day mot chut mau roi Chac dem nay Co do tim sam troi Duoi Trang tien ngon nen nao vua tha De ngoai nay noi nho khon nguoi & Tu khi nao tham goi :Hue cua toi... (Hue ,thang 3/1997 Ha noi ,thang 3/2008)
Chương trình "Hoa Ban trắng" (HUST : from 13/10/2010 to 21/8/2013)(1)
Thứ tư, 13/10/2010 19:36 pm
QĐND - 2 ngày trước 7 lượt xem
QĐND – Sau ba ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” đã kết thúc tốt đẹp. Tại hội thảo, các đại biểu đã đề cập nhiều vấn đề mang tính toàn diện, vĩ mô, từ việc làm thế nào để hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ di sản cho đến vấn đề thời sự của Hà Nội như quy hoạch giao thông, môi trường, chất lượng sống. Nhiều học giả nước ngoài đã phân tích các kinh nghiệm của quốc tế về phát triển đô thị bền vững và đưa ra những đề xuất trong việc tổ chức lại giao thông, mở rộng mạng lưới đô thị vệ tinh cho Hà Nội…
Ban tổ chức cho rằng, chất lượng các bài tham luận tại hội thảo có tính khoa học thực tiễn cao, thể hiện sự tâm huyết của các học giả kể cả trong những vấn đề còn trái chiều. Những ý kiến từ hội thảo này sẽ được Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội gửi tới Chính phủ và chính quyền Hà Nội để từ đó hoạch định ra chiến lược phát triển cho mình trong tầm nhìn 20-25 năm sau.
Kim Oanh
ĐCSVN - 2 ngày trước 28 lượt xem 1 tin đăng lại
- Sau 3 ngày với 4 buổi làm việc bao gồm hai phiên họp toàn thể và hai phiên họp ở các tiểu ban, Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND TP.Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức.
Chủ trì phiên họp toàn thể và bế mạc hội thảo gồm: GS.TS Phùng Hữu Phú, GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.NGND Phan Huy Lê, GS.TS Ngô Đức Thịnh, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, GS.TS Trương Quang Hải, PGS.TS Phạm Hồng Tung.
Từ những giá trị được kết tinh, chắt lọc hàng nghìn năm, truyền qua hàng trăm thế hệ làm thế nào để biến thành những nguồn lực phát triển Thủ đô, đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu công phu. Tại các phiên họp ở 4 tiểu ban đã có 89/138 báo cáo được trình bày, trong đó có 24 báo cáo của các học giả nước ngoài đề cập khá toàn diện các vấn đề liên quan đến Thăng Long – Hà Nội.
Tại buổi bế mạc, báo cáo kết quả hội thảo của Tiểu ban “Lịch sử - chính trị”, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết với 20 tham luận trong đó có 7 tham luận quốc tế được trình bày tại hội thảo đã nêu bật được những đóng góp mới và các vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. Hội thảo đã thống nhất được về cơ bản những vấn đề quan trọng nhất của lịch sử-chính trị Thăng Long-Hà Nội và những bài học của nó cho phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội. Đây là Hội thảo khoa học có chất lượng chuyên môn cao và đã thực hiện được đầy đủ các mục đích, yêu cầu và nội dung đặt ra cho Hội thảo.
Tiểu ban “Văn hóa” nhận được 33 báo cáo khoa học, trong đó có 4 báo cáo của học giả nước ngoài. Theo báo cáo của GS.TS Ngô Đức Thịnh thì các thảo luận về văn hóa đã tập trung vào khẳng định vị trí Thăng Long – Hà Nội trong việc nối kết và thống nhất văn hóa quốc gia dân tộc Việt Nam. Khi đề cập đến bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội, các báo cáo chưa có dịp đi sâu vào tất cả các khía cạnh đời sống văn hóa mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh chính yếu, đó là tiếng nói Thăng Long – Hà Nội, tính cách con người Thăng Long – Hà Nội, giáo dục Thăng Long – Hà Nội và trí thức Thăng Long – Hà Nội. Bên cạnh đó, nhiều cuộc thảo luận sôi nổi đã đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản Thăng Long – Hà Nội.
Chủ đề của Tiểu ban 3 là “Những vấn đề Kinh tế- Xã hội của Thủ đô”, với tổng số 33 tham luận, trong đó có 7 tham luận của các tác giả nước ngoài đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Đề cập đến vấn đề đô thị hóa Hà Nội một cách bền vững, các báo cáo tham luận đều nhấn mạnh cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa của 3 mặt phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời hướng các chính sách đô thị hóa Hà Nội, nhất là các chính sách về tổ chức hoạt động và tổ chức không gian kinh tế của Hà Nội. Ngoài ra, một số tham luận đã đi sâu vào những vấn đề cụ thể như đánh giá lại những thành tựu 10 năm phát triển gần đây của Thủ đô, đồng thời chỉ ra một số bất cập và nêu kiến nghị chính sách cụ thể. Có tham luận lại đi sâu vào phân tích chính sách thu hút và sử dụng nguồn FDI như một đòn bẩy hữu hiệu nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế của Thủ đô. Đặc biệt, có những tham luận đã đi sâu phân tích và khuyến cáo mạnh mẽ việc tăng cường đầu tư để phát triển các công nghệ cao, chú trọng đặc biệt đến lựa chọn công nghệ sạch nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế Hà Nội theo hướng phát triển bền vững đô thị trong bối cảnh biến đổi toàn cầu và kinh tế tri thức.
GS.TS Trương Quang Hải cho biết: tại hội thảo của Tiểu ban “Điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường và quản lý đô thị” đã có 36 báo cáo. Đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, các ý kiến đều cho rằng cần thận trọng trong việc đưa ra quyết định cải thiện nước hồ Gươm, hồ Tây nói riêng và hồ Hà Nội nói chung; Bảo vệ nghiêm diện tích và sử dụng đa mục đích các hồ nước Hà Nội; Nước dưới đất ở Hà Nội đang có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, cần kịp thời khắc phục; Trồng nhiều cây xanh hơn nữa tại khu vực nội đô; Nghiêm khắc bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các khu vực nội đô…
Vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị Hà Nội cũng đặt ra nhiều vấn đề như: Tạo điều kiện và đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp vào công tác lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch; Quy hoạch thành phố Hà Nội cần phải có sự tham gia của cộng đồng và có những đánh giá tác động xã hội, môi trường; Xây dựng các khu đô thị mới Hà Nội ở các khu vực cao và ổn định; Minh bạch trong việc lựa chọn cơ quan lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch…
Tổng kết Hội thảo, GS.TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TW cho rằng: Các tham luận, các ý kiến phát biểu đều là của các nhà khoa học, các nhà quản lý có bề dầy nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, gắn bó với Thăng Long - Hà Nội, yêu Thăng Long - Hà Nội cả trong nước và quốc tế. Điều này làm nên chất lượng chuyên môn của Hội thảo. Đây được coi như là sự đúc kết các thành tựu nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, không phải trong một sớm một chiều mà là quá trình lâu dài. Hội thảo đã thành công tốt đẹp thực hiện được các mục tiêu đề ra, trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn.
Đồng chí Phùng Hữu Phú nhận định, dù dưới góc độ chuyên môn nào (sử học, chính trị học, văn hóa học, kinh tế học, địa lý học, đô thị học…) đều hướng vấn đề nghiên cứu đến các giá trị thực tiễn. Những bài học lịch sử trong xây dựng và bảo vệ Thăng Long - Hà Nội, những đặc trưng văn hóa vật chất và tinh thần, những đặc trưng kinh tế xã hội, những đặc trưng tự nhiên – môi trường, được nhận thức và được chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ, biện chứng đến sự phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện tại cũng như trong tương lai.
Đồng chí Phùng Hữu Phú đề xuất, trên phương diện văn hóa cần phải xây dựng văn hóa Thủ đô thành mẫu mực và hình ảnh của văn hóa Việt Nam thành điểm hướng tâm của nhân dân cả nước, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thành cơ sở tinh thần của sự hình thành mối liên kết quốc gia và thống nhất dân tộc.
Về phương diện quy hoạch, tổ chức quản lý đô thị, đồng chí cho rằng cần phải quy hoạch và tổ chức quy hoạch một cách khoa học và hiệu quả, nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, trong đó quan trọng nhất là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ vừa giỏi về nghiệp vụ quản lý, vừa thể hiện được sắc thái văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong lãnh đạo và quản lý.
Kết quả của Hội thảo này đã xác lập những luận cứ cơ bản về các giá trị lịch sử, văn hóa, các đặc trưng kinh tế, các nguồn lực tự nhiên – xã hội làm nội lực cho sự phát triển Thăng Long - Hà Nội, đồng thời cũng đã chỉ ra những thách thức đặt ra, trên nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, vấn đề môi trường và vấn đề quy hoạch quản lý và phát triển đô thị.
Đồng chí bày tỏ mong muốn, trên lộ trình phát triển Thủ đô những vấn đề trên sẽ tiếp tục được nghiên cứu làm sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn, thực tiễn hơn và hy vọng sẽ tiếp tục có những Hội thảo khoa học quốc tế quy mô lớn mà Hội thảo này có thể coi là bước mở đầu./.
Phát biểu khai mạc của đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, Vì hòa bình” Làm rõ tiềm năng, đề xuất giải pháp xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô 08/10/2010 07:45 Trong rất nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuộc Hội thảo "Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, Vì hòa bình" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội. Đúng 1000 năm trước, với tầm nhìn xa trông rộng, Đức vua Lý Thái Tổ đã có một quyết định vô cùng quan trọng và sáng suốt. Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển, đẹp và bền vững. Ảnh: Xuân Chính Người đã chọn Thành Đại La, nơi “địa linh nhân kiệt”, được “cái thế rồng chầu, hổ phục”, “nhìn sông, tựa núi”, “nơi hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước” làm kinh đô của nước Đại Việt, đặt tên là Thăng Long, xứng đáng là “nơi định đô bậc nhất của kinh sư muôn đời”. Qua 1000 năm lịch sử, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước, những người con của Kinh thành Thăng Long luôn bền bỉ trong lao động, kiên cường trong đấu tranh, đã sáng tạo nên một nền văn hiến vô cùng rạng rỡ, lập nên nhiều chiến công hiển hách, Thăng Long - Hà Nội luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Như mọi người đều biết, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ rất nhiều anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa. Đến thời đại Hồ Chí Minh, với những cống hiến lớn lao đối với đất nước và nhân loại, cùng với truyền thống nghìn năm văn hiến, Thủ đô Hà Nội được nhân dân cả nước và bạn bè thế giới trao tặng những danh hiệu vô cùng cao quý: “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”… Cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm gần đây, Thủ đô Hà Nội đã và đang có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ và đầy ấn tượng. Từ năm 2000 đến nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng bình quân 11,45%/năm; GDP bình quân đầu người tăng từ 990 USD/người năm 2000 lên 1.765 USD/người năm 2009. Tính từ năm 1990 đến nay, cứ sau 5 năm, giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố đã tăng 2,5 lần. Vào năm 1999, thành phố chỉ có một Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm, đến nay đã và đang triển khai xây dựng trên 50 khu đô thị mới với nhiều chung cư cao tầng hiện đại. Với môi trường đầu tư thuận lợi, từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Hà Nội luôn nằm trong số các tỉnh, thành đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 8.000 dự án, số vốn cam kết là 18 tỷ USD. Thành phố Hà Nội hiện đóng góp 18% GDP của cả nước và 20% thu ngân sách quốc gia. Bạn bè quốc tế còn biết tới Hà Nội là nơi có môi trường chính trị ổn định; văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu; trật tự an toàn được giữ vững; bộ mặt thành phố ngày càng được cải thiện; con người Thủ đô rất thân thiện, cởi mở và thanh lịch; vị thế của Hà Nội ngày càng được nâng cao trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhân loại đang sống trong thời đại văn minh trí tuệ với sự phát triển hết sức mạnh mẽ và kỳ diệu của khoa học và công nghệ. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cùng với xu thế hòa bình và phát triển, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, trong đó vừa có hợp tác, vừa có cạnh tranh. Đồng thời, càng ngày mọi người càng hiểu một cách sâu sắc hơn tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững như là một yêu cầu, một đòi hỏi mang tính khách quan. Những cái giá mà nhiều quốc gia đã phải trả qua cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế mới đây đang nói lên điều đó. Và cũng chính trong bối cảnh đó, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: kinh tế - xã hội Việt Nam vừa có vận hội lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức hết sức gay gắt. Việt Nam cũng đang phải ra sức tìm kiếm các giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững; phải đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, huy động và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; các biện pháp đối phó với vấn đề biến đổi môi trường, khí hậu, v.v… Thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Hà Nội cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, đòi hỏi tâm huyết, sự nỗ lực bền bỉ của các cấp, các ngành, đặc biệt là của các nhà khoa học để tập trung giải quyết như vấn đề dân số đô thị tăng nhanh, vấn đề ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… trong khi các vấn đề liên quan đến quy hoạch và quản lý quy hoạch lại chưa được kiểm soát tốt, khiến Thủ đô Hà Nội phần nào mất đi những vẻ đẹp vốn có. Nhiều di sản kiến trúc của thành phố đang dần xuống cấp hoặc biến mất, thêm vào đó là sự phát triển không đồng đều giữa nội thành và ngoại thành. Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều nguồn lực và lợi thế của Thủ đô chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô còn nhiều hạn chế. Sự nghiệp phát triển văn hóa - xã hội Thủ đô chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, với vai trò, vị thế của Thủ đô. Vị thế, vai trò đã được xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, đào tạo; trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế”. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đang ra sức phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng và phát triển con người; tổ chức thật tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và sắp tới là tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV, quyết tâm phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Hà Nội ưu tiên phát triển các ngành kinh tế có chất lượng cao, trình độ công nghệ hiện đại; phát huy mạnh mẽ tiềm lực trí tuệ, tạo mọi điều kiện để các chuyên gia, các nhà khoa học có cơ hội cống hiến, đóng góp ngày càng nhiều hơn, hiệu quả hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Với mong muốn và quyết tâm đó, lãnh đạo thành phố hết sức vui mừng, coi cuộc hội thảo này là cơ hội quý báu được lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học. Thành phố Hà Nội mong muốn hội thảo tập trung làm sáng tỏ các giá trị cốt lõi trong suốt 1000 năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội là: “Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình - Hữu nghị”. Qua đó, góp phần làm rõ hơn những thế mạnh và tiềm năng để phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những giá trị cao đẹp của Thăng Long - Hà Nội, hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô trong bối cảnh của một thế giới đang đổi thay vô cùng nhanh chóng; thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức đều lớn. |
Bế mạc hội thảo quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 10/10/2010 06:43 (HNM) - Sáng 9-10, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với chủ đề "Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, Vì hòa bình" đã kết thúc thành công tốt đẹp. |
24h.com.vn - 2 ngày trước 1717 lượt xem
Lễ diễu binh, diễu hành với sự có mặt của 31.000 người tham gia.