Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

GS Tụy: "GS Châu đã làm nên Điện Biên Phủ về khoa học"

GS Tụy: "GS Châu đã làm nên Điện Biên Phủ về khoa học" 20/08/2010 12:03
(VTC News)- Đánh giá về thành công của Ngô Bảo Châu, GS Hoàng Tụy – nhà toán học nổi tiếng thế giới, nói : “Tôi coi sự kiện này là sự chiến thắng của trí tuệ Việt Nam. Chiến thắng này của GS Châu như một Điện Biên Phủ trên mặt trận khoa học". GS Hoàng Tụy là người đã được giới toán học quốc tế tôn vinh vì phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuys cut) - được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục.

» Thế giới 1 năm nghiên cứu, 25 phút ngợi ca Ngô Bảo Châu
» "Ngô Bảo Châu, Việt Nam tự hào về anh!"
» Singapore "mượn lời" AFP ca ngợi GS Ngô Bảo Châu
» Kịch bản Lễ đón mừng long trọng GS Ngô Bảo Châu tại HN
» Ngô Bảo Châu từng thi trượt lớp chuyên toán
» 3 người "cân tài cân sức" với GS Ngô Bảo Châu là ai?
» Video GS Ngô Bảo Châu nhận "Nobel Toán học" về cho VN
» Ngô Bảo Châu: Từ ghế ngồi đến bục vinh quang VN
» "Hậu duệ Vàng" tin tưởng GS Ngô Bảo Châu chiến thắng
» GS Ngô Bảo Châu chính thức đoạt giải "Nobel Toán học"


12h55 phút ngày 19/8, thông tin từ phiên khai mạc Đại hội Toán học thế giới dội về trong nước đã khiến hàng triệu người Việt Nam như vỡ òa trong niềm tự hào. Ngay lập tức, PV nhấc luôn điện thoại gọi tới nhà GS Hoàng Tụy - cây đại thụ của nền toán học nước nhà để thông báo cho ông tin mừng. Ông cẩn thận hỏi lại tôi nhiều lần thông tin về việc GS Ngô Bảo Châu đoạt giải. Chỉ khi tôi khẳng định đã có ảnh Tổng thống Ấn Độ trao giải thưởng cho GS Ngô Bảo Châu, GS Hoàng Tụy mới thở phào một cách nhẹ nhõm. Giọng ông phấn chấn hẳn lên.

GS Hoàng Tụy: "Tôi đã xúc động muốn khóc khi nghe GS Ngô Bảo Châu giành giải thưởng Fields"


Như đã hẹn từ cách đây nhiều hôm, tôi đã được GS Tụy mời tới nhà để nghe những chia sẻ của GS sau sự kiện quan trọng của khoa học nước nhà. Ra tận cửa đón tôi, GS Tụy nở nụ cười rất tươi mặc dù lúc này GS đang ốm. Trước niềm vui quá lớn đối với nền toán học nước nhà, ông đã phá lệ tiếp phóng viên, chỉ không lâu sau khi tin GS Ngô Bảo Châu giành giải thưởng Fiedls danh giá.

Đây là lần đầu tiên tôi tới nhà GS Hoàng Tụy, nhưng ông niềm nở tiếp đón tôi như những người con lâu ngày mới gặp lại. Ông nắm lấy tay tôi, nước mắt rưng rưng và nói :“Khi nghe cậu thông báo GS Ngô Bảo Châu giành giải thưởng Fields tôi đã xúc động muốn khóc. Đây là niềm vinh dự quá lớn cho toán học nước nhà”.

Dường như mọi mệt mỏi trong ông đều biến mất, GS Hoàng Tụy không tiếc lời để khen ngợi thành tích đặc biệt của “hậu duệ Vàng” GS Ngô Bảo Châu. “Đây là tin mừng chung của đất nước Việt Nam. Như vậy trí tuệ Việt Nam thêm một lần được khẳng định. Đối với riêng tôi là một người làm toán, đến lúc này đang gắn bó với toán, tôi nghĩ GS Ngô Bảo Châu là một tài năng kiệt xuất. Nếu mà nói là một thiên tài thì cũng không quá. Tin mừng này lại đặc biệt đáng quý bởi vì trong những năm vừa qua liên tiếp có nhiều bài báo, bài viết đã chỉ rõ tiềm năng lớn của trí tuệ Việt Nam”.

GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền khoa học nước nhà.
Xen kẽ câu chuyện xung quanh sự kiện đặc biệt này, GS Hoàng Tụy cũng rất trăn trở với nền toán học nước nhà. Ông cho biết: “Về nền toán học, Việt Nam chỉ tụt hậu ở trình độ trung bình nhưng ở trình độ đỉnh cao thì Việt Nam vẫn đứng đầu Đông Nam Á. Nếu mà xét đại cục ở cả trung bình và đỉnh cao thì Việt Nam cũng không hề thua các nước khác”. Sự kiện GS Ngô Bảo Châu giành được giải thưởng Fields cao quý chính là minh chứng hùng hồn cho nhận định trên của GS Hoàng Tụy. Tuy nhiên, GS Tụy cũng trăn trở, nếu không đào tạo được thế hệ trẻ nghiên cứu về toán ngay trên nước Việt Nam thì không sớm thì muộn, chẳng những Việt Nam không chỉ tụt hậu ở trình độ trung bình và cả ở đỉnh cao cũng mất vị trí.

GS Tụy có cách so sánh rất hình ảnh về sự kiện này .“Tin anh Châu được giải thưởng Clay trước đây và sau đó là có nhiều thành tích trong toán học. Và hôm nay là nhận được giải thưởng Fields, tin đó đến với chúng tôi giống như một trận mưa rào đổ xuống mảnh đất khô nẻ vì hạn hán lâu năm. Và như vậy tôi coi cái việc này là chiến thắng của trí tuệ Việt Nam. Chiến thắng này như một chiến thắng Điện Biên Phủ trên mặt trận khoa học”, giáo sư Tụy nhấn mạnh.


Trước đây chúng ta đã có một chiến thắng Điện Biên Phủ để kết thúc thắng lợi kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau đó là một Điện Biên Phủ trên không nhờ đó ta có thể kết thúc thắng lợi ở chiến thắng mùa xuân 1975. Bạn bè trên thế giới hy vọng trong vài chục năm tới sẽ nhìn thấy Việt Nam là nước giàu về kinh tế, mạnh về khoa học, công nghệ, nhưng 35 năm sau Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo.

Bên cạnh niềm vui chung, trong sự kiện đặc biệt này, với nhãn quan của một người làm toán lâu năm, GS Hoàng Tụy cũng có nhiều lo lắng: “Sau Điện Biên Phủ mới này, không biết Việt Nam 30, 35 năm nữa nền khoa học Việt Nam sẽ ra sao? Đó là hy vọng khát khao anh em chúng tôi, của người Việt Nam nhưng đó cũng là nỗi lo. Nếu chúng ta không rút kinh nghiệm vừa qua, không có những bước đột phá về thu hút và đãi ngộ người tài, thì sau 20, 30 năm nữa chúng ta vẫn không thể trở thành một quốc gia mạnh về khoa học”.

Trong không khí tràn ngập cảm xúc GS Tụy tâm sự: “Nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Cách mạng Tháng 8 thành công và cả sự kiện Ngô Bảo Châu giành giải thưởng Fields, mang lại cho người Việt Nam quá nhiều nhiều cảm xúc. Tôi mong làm sao để cho những ngày vui này luôn luôn nhắc chúng ta xứng đáng với truyền thống. Đây là ý nghĩ của tôi khi so sánh chiến thắng này với chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày 23 tới là kỷ niệm ngày sinh và bước vào 100 tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có công lớn cùng cả dân tộc ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Trong nhiều lần gặp gỡ chúng tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn mong muốn khoa học, giáo dục nước nhà có một Điện Biên Phủ xứng đáng. Và theo tôi đây là Điện Biên Phủ như Đại tướng đã nói”.

GS Hoàng Tụy cũng hoan nghênh mọi cố gắng của nhà nước để phát triển toán học thông qua “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020”. GS Tụy cũng nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng hướng, xây dựng được một ngành "ngoi lên" vị trí quốc tế. Từ vị trí quốc tế ngành đó sẽ lan tỏa, kéo các ngành khác lên...

Trước những thay đổi trong đời sống kinh tế nước nhà, trong chính sách đầu tư cho nền khoa học nước nhà, GS Tụy cũng hết sức tin tưởng: “Trong những năm trở lại đây, điều kiện vật chất cũng đã được nâng lên, vị trí trên quốc tế cũng đã tương đối, nhiều người cũng sẽ có điều kiện được nghiên cứu nên sau này ngành toán sẽ ngày càng phát triển”.

Bên cạnh niềm vui chung, GS Tụy cũng lo ngại, ông nhỏ nhẹ: “Những người trẻ khi người ta đạt được một trình độ nào đó rồi họ sẽ ra nước ngoài. Chúng tôi không trách những người đó vì dù sao họ cũng là cái vốn rất quý sau này”.

Kết thúc câu chuyện giữa PV và GS Hoàng Tụy, ông bảo ông rất tâm đắc những phát biểu của GS Ngô Bảo Châu gần đây và ông muốn dành chính những lời đó để nhắc nhở các bạn trẻ yêu khoa học Việt Nam: “Làm khoa học thì không có cầu danh hay mong tiền bạc, phải làm việc nghiêm túc. Kết quả lúc nào đến nó sẽ đến. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì. Điều đó đúng với không chỉ từng cá nhân một mà còn đúng với cả cộng đồng khoa học Việt Nam”.

» Thế giới 1 năm nghiên cứu, 25 phút ngợi ca Ngô Bảo Châu
» "Ngô Bảo Châu, Việt Nam tự hào về anh!"
» Singapore "mượn lời" AFP ca ngợi GS Ngô Bảo Châu
» Kịch bản Lễ đón mừng long trọng GS Ngô Bảo Châu tại HN
» Ngô Bảo Châu từng thi trượt lớp chuyên toán
» 3 người "cân tài cân sức" với GS Ngô Bảo Châu là ai?
» Video GS Ngô Bảo Châu nhận "Nobel Toán học" về cho VN
» Ngô Bảo Châu: Từ ghế ngồi đến bục vinh quang VN
» "Hậu duệ Vàng" tin tưởng GS Ngô Bảo Châu chiến thắng
» GS Ngô Bảo Châu chính thức đoạt giải "Nobel Toán học"

- GS Hoàng Tụy sinh năm 1927 tại Quảng Nam.

- Tháng 5-1946, đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó được mời dạy toán tại Trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.

- Năm 1951, theo học Trường khoa học do Lê Văn Thiêm phụ trách.

- Năm 1954, bắt đầu dạy toán tại Trường đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội.

- Tháng 3-1959, trở thành một trong hai người VN đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại Đại học Lomonosov ở Matxcơva, Liên Xô.

- Từ năm 1961-1968, là chủ nhiệm khoa toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội, là viện trưởng Viện Toán học VN từ năm 1980-1989.

- Năm 1964, phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuys cut), và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).

- Tháng 8-1997, Viện Công nghệ Linkôping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và qui hoạch toán học tổng quát", nhân dịp ông tròn 70 tuổi.

- Tháng 12-2007, một hội nghị quốc tế về "Qui hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng, và cho ngành tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.

Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980-1990), ủy viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế.

- Ông có trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học.

- Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.


(Theo Wikipedia)

Không có nhận xét nào: