Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Lễ khai mạc 1000 năm TL:Sẽ linh thiêng, hào hùng, xúc động

Lễ khai mạc 1000 năm TL:Sẽ linh thiêng, hào hùng, xúc động
,
NSƯT Đặng Văn Hùng, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Quân đội - Tổng đạo diễn lễ khai mạc Đại lễ1.000 năm, chia sẻ trên báo điện tử Dân trí: Lễ khai mạc Đại lễ phải mang dấu ấn, tầm vóc sự kiện lịch sử của dân tộc, phải đảm bảo tính linh thiêng, hào hùng sâu lắng, xúc động nhưng hào hoa và thanh lịch; đồng thời phải nói được cả quá trình dời đô dựng nước của vua Lý Thái Tổ.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif
  • Phát hiện lò nung cổ vật từ thế kỷ XVI
  • Hải Phòng: Hoang mang bệnh giun bò dưới da
  • Chuyện những người vô tình vứt đi "bạc tỉ"
  • Hai ngày nữa lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ sẽ diễn ra, ông có thể cho biết điểm nhấn quan trọng nhất của chương trình?

    Điểm nhấn của lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ phải mang dấu ấn, tầm vóc sự kiện lịch sử của dân tộc. Cái tầm ở đây là nội dung sẽ phải toát ra được vai trò, dấu ấn đặc biệt của sự kiện nổi bật khai mạc cho 10 ngày Đại lễ, có như vậy nó mới tạo dấu ấn cho những ngày tiếp theo.

    Nội dung của lễ khai mạc cũng thể hiện được một số kết quả của Thăng Long - Hà Nội trải qua 1.000 năm xây dựng và phát triển, và nói lên được tại sao Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Unesco trao bằng Di sản văn hoá thế giới. Lễ dâng hương để tưởng nhớ đến vua Lý cũng là điểm nhấn quan trọng của sự kiện này.

    Đây là sự kiện lớn, chúng tôi chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nhận được sự cố vấn, đóng góp ý kiến của các giáo sư, nhà sử học, Ban chỉ đạo... đến từng chi tiết để làm sao đảm bảo tính linh thiêng, hào hùng sâu lắng, xúc động nhưng hào hoa và thanh lịch; đồng thời phải nói được cả quá trình dời đô dựng nước của vua Lý Thái Tổ.

    Đạo diễn - NSƯT Đặng Văn Hùng, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Quân đội

    Được biết lễ khai mạc được chia làm 6 sân khấu khác nhau, nội dung của mỗi sân khấu được xây dựng theo những chủ đề nào, thưa ông?

    Ngày 1/10 là ngày khai mạc cho 10 ngày Đại lễ, 6 sân khấu là 6 chủ đề gắn với tiến trình lịch sử của Thăng Long xưa và Hà Nội ngày hôm nay. Phần lễ sẽ diễn ra từ 8 giờ sáng đến 9 giờ 30 tại vườn hoa Lý Thái Tổ. Phần hội diễn ra đến 16 giờ 30, tại 5 sân khấu khu vực xung quanh hồ Gươm và Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Còn buổi tối là chương trình Lung linh hồ Gươm

    Sân khấu 1 tại vườn hoa Lý Thái Tổ có chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng”. Sân khấu 2 tại sân khấu Đền Bà Kiệu với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô văn hiến”. Sân khấu 3 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, thành phố vì hoà bình”. Sân khấu 4 tại ngã 3 Lê Thái Tổ - Hàng Trống với chủ đề “Hà Nội, thành phố của hội nhập và phát triển”. Sân khấu 5 tại ngã 4 Hàng Khay - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài với chủ đề “Hà Nội, trái tim của cả nước”. Sân khấu 6 tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long - Hà Nội.

    Sân khấu chính có sự góp sức của 1.000 nghệ sĩ, 5 sân khấu nhỏ mỗi sân khấu có từ 100 đến 400 nghệ sĩ. 5 sân khấu này do các nhà thơ, nghệ sĩ, đạo diễn: Phan Huyền Thư, Thảo Vân, Đức Trịnh, Đinh Công Thuận, Lại Văn Đăng phụ trách. Còn tôi chịu trách nhiệm ghép các sân khấu này thành một chỉnh thể thống nhất.

    Người dân được xem ở những sân khấu nào? Nhiều người lo lắng nhân dân sẽ bị “bội thực” nghệ thuật khi có quá nhiều chương trình diễn ra cùng thời điểm, tại khu vực hồ Gươm. Liệu điều đó có cơ sở không thưa ông?

    Sân khấu chính tại vườn hoa Lý Thái Tổ có tính chất là lễ khai mạc, do vậy khách đến đây đều có chọn lọc, đều là khách mời kể cả trong nước và quốc tế. 5 sân khấu còn lại mở cửa tự do cho mọi người đến dự.

    Người dân đến đây sẽ không bị “bội thực” âm nhạc như nhiều người lo lắng. Khi chọn cách làm này chúng tôi cũng đã tính yếu tố thưởng thức của người dân và sự tác động lẫn nhau giữa các sân khấu. Trước đây Hà Nội thực hiện nhiều chương trình cùng lúc tại đây nhưng không ảnh hưởng đến nhau vì phần âm thanh được đưa lên khoảng không hết chứ không đưa quay về phía hồ nên sẽ không tạo ra sức nén. Ngày Đại lễ chúng tôi cũng làm như vậy.

    Công việc cho ngày khai mạc Đại lễ đến thời điểm này đã hoàn tất chưa, thưa ông?

    Cho đến thời điểm hiện tại 5 sân khấu nhỏ đã hoàn thành tổng duyệt, không có vấn đề gì xảy ra. Tất cả đều thực hiện theo đúng kịch bản đã triển khai và chờ biểu diễn. Còn sân khấu chính có nhiều chương trình khác nhau nên chúng tôi vẫn tiếp tục hoàn thiện.

    Nếu trời mưa, phương án chuyển sân khấu chính vào Trung tâm Hội nghị quốc gia. Liệu khi đó kịch bản có bị thay đổi, thưa ông?

    Tôi hi vọng điều này sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nếu có tình huống đó, việc chuyển vào Trung tâm Hội nghị quốc gia là phương án có từ trước đó. Chuyển vào đây do không gian sân khấu thay đổi thì phải bố trí làm sao vẫn giữ được các hạng mục chi tiết có phần được bổ sung và có phần phải bớt.

    Được vinh dự làm tổng đạo diễn một chương trình lớn, ông có thể chia sẻ những áp lực trong quá trình triển khai công việc?

    Kế hoạch có từ năm ngoái nhưng chính thức được đưa vào dàn dựng từ 6/6/2010. Kịch bản của ngày khai mạc Đại lễ của tốp nhà văn quân đội, chủ biên là Đại tá - nhà văn Phạm Hoa.

    Còn cảm nhận của riêng tôi khi được chọn làm Tổng đạo diễn ngày khai mạc Đại lễ là vừa vinh dự, vừa vui nhưng cũng rất lo. Áp lực của công việc rất nặng nề vì đây là một chương trình rất lớn, mang tầm quốc gia. Khi đảm nhận công việc này bất cứ ai cũng có một sức ép nhất định. Cũng rất may trong quá trình mình làm mọi người đều đồng lòng giúp sức. Cho đến thời điểm này công việc vẫn diễn biến tốt đẹp.

    (Theo: Dân trí)

    ,

    Không có nhận xét nào: