GS Ngô Bảo Châu tự đánh giá về mình | |||||||||||||||||
Gốc của thiên tài Một tuần của GS. Ngô Bảo Châu ở quê hương, nơi vun trồng cái gốc của tài năng, luôn bận rộn. Sáng hôm qua 30/8, phóng viên ĐS &PL đến tư gia thì đại gia đình GS. Ngô Bảo Châu đang chuẩn bị về quê (Hà Đông - Hà Nội) báo công với tổ tiên. Cả nhà bận rộn chuẩn bị đồ đạc, còn GS. rất bận với việc gửi mail trả lời thư chúc mừng của đồng nghiệp, bạn bè khắp nơi. GS. Ngô Huy Cẩn cha của GS. Ngô Bảo Châu cho biết: "Châu rất bận, lịch của những ngày còn lại ở Việt Nam đã lên kín". Tài năng toán học của Ngô Bảo Châu đã được khẳng định từ những ngày còn rất nhỏ. Trò chuyện với phóng viên, GS. Ngô Huy Cẩn cho biết: Hồi đó, Châu học ở trường Thực nghiệm. Trường này không bắt học sinh học bảng cửu chương. Khi giải toán học sinh không cần tìm ra đáp số mà chỉ cần trình bày cách giải, không phải cộng trừ nhân chia cụ thể vì việc đó thời đại ngày nay có máy tính rồi. Như thế nó rút ngắn rất nhiều nội dung, cho trẻ học tập trung vào phát triển tư duy sáng tạo nhiều hơn. "Châu học trường thầy Hồ Ngọc Đại, về nhà tôi giao bài tập toán, mới đầu tôi chọn những bài khó, mỗi chương chỉ giao vài bài thôi. Châu thường tự tìm cách giải, bài khó tôi vạch ra hướng thôi chứ không giải cụ thể. Châu làm nhanh quá nên về sau tôi bảo con cứ làm tất cả những bài toán trong quyển ấy, Châu chỉ làm vài ngày là xong. Lúc đó Châu thường học trước chương trình. Khi học lớp ba thì Châu làm toán lớp bốn, nhưng ngay cả toán lớp bốn Châu cũng chỉ làm vài ngày là xong", GS. Cẩn kể lại. Các thầy đã từng được gia đình nhờ kèm cặp, chỉ bảo Ngô Bảo Châu thuở học sinh trường THCS Trưng Vương cũng "hết vốn" để dạy cậu học trò thông minh. Đã đoạt 2 huy chương vàng Olympic toán, Ngô Bảo Châu vẫn đi ôn thi. Thầy giáo bảo, Châu đã đoạt huy chương vàng thì không phải đi ôn thi ĐH đâu, Nhà nước sẽ có chính sách cho em. Vậy nhưng, biển học là vô bờ, Ngô Bảo Châu vẫn miệt mài với những bài toán. "Toán học là niềm đam mê, là hạnh phúc của tôi", GS. Ngô Bảo Châu khẳng định. Nhớ lại thời thơ ấu khi đất nước còn khó khăn, Ngô Bảo Châu được ra nước ngoài học và công tác tại Pháp và Mỹ, GS. cho rằng: " Tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa có thể thiệt thòi về cái ăn, cái chơi nhưng về học tập thì chưa chắc. Tôi sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống nghiên cứu khoa học nên việc học tập của tôi là ưu tiên số một của bố mẹ. Đam mê khoa học là giá trị tuyệt đối của tri thức đã ngấm vào máu tôi lúc nào không biết. Thêm vào đó, tuổi thơ tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng". GS. Ngô Bảo Châu đã xúc động nhớ lại ngày đến học nhà các thầy mà nhất là thầy Phạm Hùng. Trong căn phòng chỉ chừng 16m2 lúc nào cũng nghi ngút mùi thuốc bắc vì thầy thường xuyên đau ốm. Nhưng thầy đã dạy Ngô Bảo Châu rất tận tình và vô tư trong hoàn cảnh khó khăn ấy. Thù lao gia đình Ngô Bảo Châu gửi lại thầy là tình cảm chân thành và đôi khi lắm mới là cân đường hay vỉ thuốc bổ. Sẽ đóng góp nhiều cho quê hương GS. Ngô Bảo Châu khẳng định: "Lần đầu tiên giải thưởng Fields, giải thưởng quan trọng nhất của toán học được trao cho một nhà toán học xuất thân từ một nước đang phát triển. Sự kiện này tạo tiền đề cho sự thay đổi lớn về chất và lượng của toán học Việt Nam nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung". GS. Ngô Bảo Châu khẳng định, ông đã được học tập và làm việc với những GS danh tiếng như GS. Laumon (người Pháp) đã có 2 học trò được nhận giải Fields và được làm việc trong viện nghiên cứu mà Albert Einstein đã từng làm việc. Môi trường nghiên cứu khoa học lành mạnh là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của những nhà khoa học trẻ. GS. Ngô Bảo Châu và GS. Laumon Thành tích của Ngô Bảo Châu một lần nữa chứng tỏ người Việt Nam có trí tuệ không kém gì thế giới. Trong tương lai, khi kinh tế của Việt Nam mạnh lên, cùng với nền tảng văn hóa chung và khoa học công nghệ phát triển, sẽ có không ít người Việt Nam đạt đến đỉnh cao thế giới trong khoa học cũng như trong các lĩnh vực khác. Thực tế, sau khi GS. Ngô Bảo Châu nhận được giải thưởng Fields danh giá làm cho Việt Nam phấn chấn và quan tâm hơn đến khoa học, và đây là điều rất đáng mừng. Việc Chính phủ phê duyệt đầu tư hơn 600 tỉ đồng cho chương trình trọng điểm toán học có lẽ một phần nhờ vào "hiệu ứng Ngô Bảo Châu", và tất nhiên điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của toán học Việt Nam trong tương lai. Vương Hà | |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
[ Các bài mới ] | |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
[ Các bài đã đăng ] | |||||||||||||||||
|
Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010
GS Ngô Bảo Châu tự đánh giá về mình
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét