Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Giấc mộng người mẫu biến thành ác mộng

Giấc mộng người mẫu biến thành ác mộng

Giấc mộng người mẫu biến thành ác mộng

Khi một người tìm kiếm tài năng chặn trên phố và hỏi liệu cô có muốn trở thành người mẫu, không chần chừ, Chan chộp ngay lấy cơ hội.

>> Hàn Quốc: tâm tư người xung trận

>> Madonna được quan tâm nhất tại Anh thập kỷ qua

>>Vietnam Idol: Tiếng hát át tiếng đồn

Gánh một khoản lớn tiền trả góp nhà và phải nuôi bố mẹ, cô gái Hong Kong độc thân này thấy cơ hội kiếm tiền đó hứa hẹn hơn tưởng tượng. Chỉ vài tháng sau, cô thậm chí suýt tự tử.

Chan, 30 tuổi, là nạn nhân của trò lừa đảo được lên kế hoạch kỹ lưỡng và có thể được trợ giúp vô tình bởi các chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình.

Ôm giấc mộng nổi tiếng và giàu có, nhiều người trẻ tuổi ở Hong Kong trở thành nạn nhân của những lời hứa hẹn sẽ giúp họ thành người mẫu hoặc ca sĩ. Giấc mộng của họ thường tan tành kèm theo một khoản tiền lớn bốc hơi.

Mặc dù số thống kê về các vụ lừa đảo giảm đi, tình hình thực tế có thể không giống vậy bởi nhiều nạn nhân không muốn báo cảnh sát bởi sợ bị coi là ngu ngốc, Chan cho biết. Giờ đây cô viết blog để ra lời khuyên và giúp đỡ các nạn nhân khác.

Hầu hết đơn khiếu nại là về các công ty tuyển người mẫu thử đồ, hay còn được gọi là manơcanh sống. Chan cho biết các công ty này có mánh để tồn tại. Mỗi công ty thường hoạt động không quá ba năm hoặc sẽ đóng cửa khi số đơn khiếu nại họ nhiều lên.

Các công ty này thường tuyển phụ nữ làm mẫu và hứa hẹn những công việc ngon lành sau khi thu của họ một khoản tiền lớn về đào tạo và xây dựng hình ảnh. Ngoài ra, những kẻ lừa đảo còn giả làm đại diện công ty thương mại để tuyển người mẫu thử đồ. Các nạn nhân thường được yêu cầu trang điểm để chụp hình và được khuyến khích vào các tiệm làm đẹp. Tại đó, họ sẽ bị gây áp lực phải dùng những gói dịch vụ với giá trên trời.

Cuộc sống của Chris Chan thay đổi mãi mãi sau khi một phụ nữ nói rằng bà ta muốn mời cô đóng quảng cáo năm 2003. Dù lúc đầu nghi ngờ, Chan dần tin tưởng kẻ dẫn mối này bởi bà ta nói công ty của bà do một ngôi sao nổi tiếng tạo dựng.

"Mức lương của tôi khi đó chỉ đủ trang trải cuộc sống. Tôi muốn có việc làm thêm để kiếm chút tiền phòng thân. Bà ấy nói rằng tôi không phải trả lệ phí gì", Chan kể.

Ít ngày sau cuộc gặp đó, Chan được gọi đi diễn thử tại văn phòng công ty. Đầu tiên cô phải điền vào bảng câu hỏi về tình hình tài chính của bản thân và nói chuyện với người quản lý. Cô được cho xem các dự án quảng cáo mà công ty từng làm cho nhiều tờ báo và tạp chí. "Mọi thứ trông rất thật và đáng tin", Chan nói.

Thông thường kỹ năng phổ biến của những kẻ dẫn mối là tâng bốc con mồi, ví dụ như bảo họ xinh đẹp hoặc tài năng. Trong trường hợp của Chan, câu thần chú là "tiền".

"Họ thuyết phục tôi rằng kiếm tiền mới dễ làm sao, rằng tôi có thể kiếm 25 USD cho mỗi giờ quảng cáo và mỗi buổi thường kéo dài 5 - 6 tiếng, cho dù tôi chưa nổi tiếng. Nếu một ngày nào đó tôi nổi tiếng, tôi có thể kiếm 100 USD mỗi giờ", cô kể lại.

Sau cuộc phỏng vấn, Chan được dẫn vào căn phòng trống để tự giới thiệu trước máy quay. Mấy ngày sau, cô nhận được bom tin nhắn thông báo cô là ứng viên tiềm năng cho nhiều chiến dịch quảng cáo. Chan đồng ý tham dự nhiều buổi diễn thử khác.

Người quản lý nói rằng cô cần nộp 3.800 USD để in thẻ, cùng tiền lệ phí tư vấn về phong cách và thiết kế. "Khi đó tôi nhận ra mình bị lừa", cô nói. Chan đòi về nhưng người quản lý gỡ bỏ ngay bộ mặt dễ chịu và hét lên rằng cô phải trả tiền, dù thế nào đi nữa.

Chan lo cho sự an toàn của bản thân và quyết định nộp tiền. Giờ đây nhớ lại, Chan nói rằng cô bị cướp chứ không phải bị lừa.

"Tôi xấu hổ đến mức không dám nói với bố mẹ. Thậm chí tôi đã nghĩ đến chuyện tự tử. Cảnh sát và hội bảo vệ người tiêu dùng không nhận khiếu nại của tôi vì tôi không bị gí súng vào đầu và không bị bắt buộc phải nộp tiền.

Nhà điều tra cao cấp của Hong Kong là Carmen Man nói rằng họ chỉ tập trung vào những vụ việc có các yếu tố tội phạm và sẽ tập trung đến những vụ liên quan đến kỹ xảo bán hàng đáng ngờ. Tuy nhiên, sau khi bị lừa tiền mặt, hầu hết các nạn nhân không thể đòi lại được.

Chan đã may mắn. Sau khi liên lạc được với 20 nạn nhân khác qua Internet và nhờ tổng thư ký nghiệp đoàn Hong Kong giúp đỡ, cô đã lấy lại được hai phần ba số tiền đã nộp.

Ngay sau đó, cô lập blog cá nhân để ngăn những người khác mắc sai lầm tương tự. Blog của cô đã thu hút hơn 100.000 lượt người xem và trung bình hai đến ba ngày cô lại nhận được thư của nạn nhân.

Dù người ta tin rằng các công ty người mẫu lừa đảo thường hoạt động mạnh vào mùa hè, cảnh sát Hong Kong nói rằng những người trẻ tuổi cần cảnh giác bất kỳ lúc nào. "Bọn lừa đảo đâu có nghỉ giải lao", Chan nói.

Ngọc Sơn

Không có nhận xét nào: