Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Sự thât về Huyền thoại "Miền Gái Đẹp" ở Miền Bắc Việt Nam

Sự thât về Huyền thoại "Miền Gái Đẹp" ở Miền Bắc Việt Nam
Vùng núi phía Bắc được mệnh danh là “Vùng Đất Của Những Người Đẹp”. Nơi đó, những thiếu nữ luôn rực rỡ, trong trẻo và mộc mạc như những bông hoa rừng. Người ta thường truyền miệng nhau rằng: "Chè Thái - Gái Tuyên"! Vậy người con gái Tuyên Quang có xinh đẹp thật hay không ? Và tại sao Tuyên Quang lại được mệnh danh là tiểu vương quốc Venezuela?

alt
Nét đẹp của những cô gái Thái hồn hậu, trong sáng
như những đóa hoa rừng Ảnh: ĐẶNG ĐẠI

Đó là những làng sơn nữ với những vũ điệu mê hồn, là vùng đất bên con sông hiền hòa đã có hàng trăm năm cung tiến mỹ nữ cho vua chúa, là thủ phủ của những “lò” đào tạo hoa hậu VN, là địa danh nghe qua đã thấy phải lòng với nhan sắc... Bí mật về những miền gái đẹp là do con người hay tạo hóa?

Vùng Đất Của Những Người Đẹp - Vũ điệu sơn cước : Xào mỗ Vàng Thị Hới cời bếp lửa hồng cháy rực, kể rằng ngày xưa mỹ nữ múa xòe còn có nhiều người đẹp hơn hai bà nhiều. Chúa đất có đến ba đội xòe trẻ em và thiếu nữ được tuyển chọn từ những người đẹp nhất vùng.

Các cô gái được chọn phải có làn da thật trắng, mái tóc đen nhánh, đôi chân cao thẳng, eo thắt, ngực nở và nhất là gương mặt phải đậm đà, xinh tươi như đóa hoa rừng mới nở. Riêng các bé gái ở lứa tuổi 12-14 cũng được tuyển chọn như người ta tuyển hoa hậu bây giờ. Đầu tiên là gia đình thấy con em mình đẹp, có khiếu nhảy múa sẽ tự tiến cử cho bản, bản tiến cử lên chúa đất để có quyết định cuối cùng.

Khi được gia nhập đội xòe, các em sẽ được dạy thêm không chỉ về múa, hát, mà còn là cung cách nói chuyện, mời rượu, tiếp khách…

Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái Thái với điệu xòe Thái quay cuồng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Đó là những tuyệt sắc giai nhân với vũ điệu làm nghiêng ngả núi rừng Tây Bắc xưa nay.

Huyền thoại xòe Thái : Vượt gần 800km đường núi tràn ngập hoa ban với những con đèo cao kinh hoàng của Hoàng Liên Sơn, tôi tìm về thung lũng huyền thoại nơi khai sinh ra điệu xòe Thái lừng danh. Người đẹp xưa phần nhiều đã gối đầu về núi cùng với tổ tiên, người hiếm hoi còn sống cũng đang hút bóng rừng sâu.

Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được hai vũ nữ được cho là cuối cùng của chúa đất Đèo Văn Ơn còn đang sống ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chúa đất người Thái năm xưa gọi họ là xào mỗ, tức những cô gái múa. Xào mỗ Vàng Thị Hới, người gia nhập đội xòe khi mới 12 tuổi, nay đã đến tuổi 76.

Còn xào mỗ Tào Thị Phè đã gần 80. Dòng thời gian, cuộc sống lam lũ, sinh nở nhiều và bệnh tật đã làm tàn phai nhan sắc họ, nhưng tôi vẫn còn thấy phảng phất nét duyên dáng, sắc sảo ngày nào qua từng ánh mắt, ngón tay lướt phím đàn tính tẩu.

http://vnmedia.vn/images_upload/small_279214.JPG
Lâm Huyền My vừa tròn 18 tuổi nhưng đã tốt nghiệp chuyên ngành múa tại trường Cao đẳng
văn hóa nghệ thuật Thái Nguyên. Nước da trắng nõn nà và gương mặt thanh tú,

Trong ký ức của xào mỗ Hới, Phè, những nàng Én, nàng Núi, nàng Hủm, nàng Kheo ngày xưa nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng núi rừng Lai Châu. Mặc dù đã về với chúa đất nhưng đi đến đâu cũng có hàng đoàn trai bản bám theo. Những đêm trăng tròn, họ ra dòng suối Nậm So tắm, chúa đất phải cho cả lính theo canh gác từ xa không để những ánh mắt của lũ trai làng liều mạng đến rình trộm những tấm thân ngọc ngà.

alt

Các mỹ nữ múa xòe của chúa đất Đèo Văn Ơn ngày ấy vang danh đến tận Lào Cai, Hà Nội, Trung Quốc. Những quan ta lẫn quan Tây, quan Tàu đã tìm mọi cách mua chuộc chúa đất để được một lần đưa những tuyệt sắc giai nhân miền sơn cước về xuôi để chiêm ngưỡng.

Ảnh minh họa
Cô gái Thái Nguyên này có vẻ đẹp kiều diễm và vóc dáng thanh thoát là
Nguyễn Thị Thu Hằng sinh năm 1990. Từng đoạt giải Nhất cuộc thi
Hoa khôi vùng Đông Bắc, cô gái đến từ Thái Nguyên

Đó là những chuyến đi dài ngày trên lưng ngựa xuyên qua dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, mà trước khi rời khỏi thung lũng Mường So họ phải được làm lễ cúng tế trời đất để mong có ngày trở về an toàn. Xào mỗ Phè đến nay vẫn chưa quên được chuyến đi múa cho quan Tây xem ở Lào Cai năm mình vừa tròn 16 tuổi.

Đoàn đi gồm 21 người, có 12 xào mỗ, còn lại là gia nhân phục vụ và lính được chúa đất cử theo bảo vệ. Các mỹ nữ cũng phải ngồi lắt lẻo trên yên ngựa như lính tráng, vì hơn 150km đường từ Phong Thổ đến Lào Cai thuở ấy chỉ là con đường mòn vừa lọt dấu chân ngựa xuyên núi rừng hiểm trở.

alt
Chị Tô Lan Hương là người Tuyên Quang
Rong ruổi suốt ba ngày đường, đoàn người mới về đến Lào Cai. Ngay tối đầu tiên họ đã phải múa hát, mời rượu các quan chức địa phương và lính Pháp đến nửa đêm. Trong cơn say San Lùng tửu, một quan Pháp cuồng si mỹ nữ, đòi bắt nàng Én xinh đẹp nhất đội xòe làm vợ qua đêm, nhưng cô may mắn thoát được nhờ nói mình đã ăn chung bát (nghĩa là đã trở thành vợ) với chúa đất Đèo Văn Ơn.

Sau ba đêm múa hát rã rời ở Lào Cai, đoàn người ngựa lại rong ruổi về Hà Nội. Các quan Hà thành say mê đến mức nhắn tin với chúa đất cho những người đẹp ở lại với Hà thành lâu hơn, và trong chuyến đi ấy có người đã không bao giờ trở lại Hoàng Liên Sơn...

Cung điện giai nhân : Chuyện về mỹ nữ ở thung lũng Phong Thổ luôn gắn liền với nhiều bí ẩn. Hôm lên thị trấn Pa So tìm ông Nông Văn Nhay, nguyên phó Phòng Văn hóa huyện Phong Thổ, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, một người chuyên nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Thái, ông Nhay kể: chúa đất Đèo Văn Ơn đam mê các mỹ nữ miền sơn cước đến độ đã xây dựng hẳn một cung điện 12 gian toàn bằng gỗ quí dựa lưng vào dãy núi Khau Phọ Nhọ, nhìn ra dòng Nậm So. Chúa đất chỉ dành một gian giữa để thờ cúng, 11 gian còn lại cho riêng 11 bà vợ. Riêng chúa đất không cần gian nào vì mỗi đêm sẽ vào ở với một nàng.

Tương truyền chúa đất tìm người đẹp rất độc đáo bằng cách đóng giả làm chàng chăn trâu hay ông lão nghèo khó lang thang qua các mó nước, nơi gái bản hay tụ tập tắm giặt, hát hò. Chọn được mỹ nhân ưng ý, chúa đất không cưỡng ép mà mời về các đội xòe hoặc ngỏ lời hát giao tình, se duyên. Và 11 bà vợ của chúa đất Ơn dù đến tòa cung điện 12 gian bằng các con đường khác nhau nhưng đều là những người đẹp nức tiếng núi rừng Tây Bắc.

Đi tìm hoa hậu ở "miền gái đẹp"

Ảnh minh họa

Các thí sinh lọt vào bán kết Hoa hậu thế giới người Việt này có người từ Miền Gái Đẹp

Có đến 6 thí sinh được ban giám khảo chọn lựa từ 24 người đẹp đến từ các tỉnh vùng núi phía Bắc. Có vẻ như câu nói “Chè Thái, gái Tuyên” thời điểm này đã không còn chính xác, bởi có tới 5/6 người đẹp được đi tiếp vào vòng bán kết Hoa hậu thế giới người Việt là những thiếu nữ xinh đẹp đến từ tỉnh Thái Nguyên. Buổi thi vừa được diễn ra tại Tuyên Quang ngày 8/7/2010.

Ảnh minh họa

Lâm Huyền My

Ảnh minh họa

Lâm Huyền My vừa tròn 18 tuổi nhưng đã tốt nghiệp chuyên ngành múa tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Thái Nguyên. Nước da trắng nõn nà và gương mặt thanh tú, cô xuất hiện trên sân khấu ngay lập tức thu hút sự chú ý của ban giám khảo và báo giới. Vẻ đẹp thánh thiện của Lâm Huyền My khiến nhiều người liên tưởng đến người đẹp Đền Hùng - Giáng My năm nào. Ước mơ của Lâm Huyền My là trở thành diễn viên múa của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.

Ảnh minh họa
Nguyễn Thị Thu Hằng
Ảnh minh họa

Cô gái có vẻ đẹp kiều diễm và vóc dáng thanh thoát là Nguyễn Thị Thu Hằng sinh năm 1990. Từng đoạt giải Nhất cuộc thi Hoa khôi vùng Đông Bắc, cô gái đến từ Thái Nguyên này tỏ ra rất tự tin với phần trình diễn cũng như cách ứng xử của mình. Thu Hằng chỉ hơi ái ngại một chút vì cô chỉ cao 1m63, đó là một bất lợi lớn đối với cuộc thi nhan sắc mà các thí sinh khác, đa phần đều cao trên 1m7. Với mơ ước trở thành một tiếp viên hàng không, Thu Hằng đang theo học tiếng Anh tại trường đại học quốc gia Hà Nội.

Ảnh minh họa

Vũ Thị Lan, cô gái Sơn Dương - Tuyên Quang, Hiện cô đang theo học tại trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội. Ước mơ của Vũ Thị Lan là trở thành một cô giáo dạy thể chất và sẽ hết lòng với nghề này.

Ảnh minh họa

Đỗ Kim Dung - cô gái Thái Nguyên 20 tuổi, mang hai dòng máu Kinh - Tày

Ảnh minh họa

Hôm tôi về Mường So, cung điện xưa đã mất dấu, nhưng hình bóng những mỹ nữ chủ nhân của tòa cung điện ngày nào vẫn còn in đậm trong ký ức những người già. Họ kể trong 11 người vợ, bà Mào Thị Núi là vợ thứ năm xinh đẹp nhất của chúa đất.

Bà Núi sinh ở Mường So, vùng đất đã được người Thái hát truyền: “Gái Mường So cổ cao ba ngấn, không trang điểm cũng đẹp như ai”. Người ta kể chúa đất mê nàng Núi không chỉ vì “chân nàng múa xòe dẻo dai như con hoẵng, con thỏ. Giọng nàng hát then vút cao từ lồng ngực căng đầy tựa tiếng chim rừng”, mà bởi nhan sắc của nàng không cần một thứ trang điểm nào cũng rạng rỡ như cánh hoa rừng đẹp nhất miền cao này.

Những đêm Mường So mở hội xòe, trai tráng cách xa mấy dãy núi, mấy cánh rừng chim bay mỏi cánh cũng lắt lẻo lưng ngựa tìm đến để một lần chiêm ngưỡng nàng Núi...( QUỐC VIỆT)

alt

Người đẹp Nà Hang Vi Thị Lan,
đoạt giải hoa hậu Thành Tuyên năm 2006

"...Ai lên Tuyên Quang vượt con sông Lô, Gâm đến Na Hang quê em... Na Hang quê em rừng cây xanh xanh... phượng hoàng đã về đây, em mong anh về đây anh ơi... thương anh như chín mươi chín ngọn núi, nhớ anh như núi Pác Tạ anh ơi..."

- Bản Bung, xã Thanh Tương cách thị trấn Nà Hang 17km đường bộ. Đây là bản người Tày, người Dao còn lưu giữ nhiều nét văn hoá đặc sắc của Nà Hang với những ngôi nhà sàn cổ, những tập tục còn vẻ nguyên sơ của đồng bào. Đây được coi như điểm khám phá văn hoá dân tộc tiêu biểu mang đặc trưng của Nà Hang.

Giai điệu của bài hát "Tâm tình cô gái Na Hang" của nhạc sĩ Lê Việt Hòa nghe da diết, đằm thắm yêu thương trên loa truyền thanh, cứ xa xa và chúng tôi rời thị trấn Nà Hang (tỉnh Tuyên Quang), mang theo dư âm của một truyền thuyết để ngược lên miền gái đẹp Thượng Lâm.

Truyền thuyết 100 con phượng hoàng và 99 ngọn núi

Thượng Lâm có rất nhiều truyền thuyết. Đây là một vùng lòng chảo bao bọc bởi những ngọn núi đá kỳ vĩ đẹp như một bức tranh sơn thuỷ, đẹp đến nao lòng, say đắm bao tao nhân, mặc khách. Từ xưa tới nay qua bao thế hệ, những người già Thượng Lâm thường kể cho con cháu truyền thuyết phượng hoàng về làm tổ trên vùng đất mình sinh sống.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9E/3A/D4/lan.jpgTruyền thuyết kể rằng, vùng đất này là nơi giao hoà giữa trời và đất, địa khí phong thuỷ, hữu tình. Vào một ngày cả vùng chợt nhìn thấy một đàn phượng hoàng bay về, mỗi con đậu trên một ngọn núi để làm tổ. Nhưng chỉ có 99 ngọn núi đủ để 99 con đậu, còn một con bay lượn đi, lượn lại không tìm thấy chỗ đậu bèn vỗ cánh bay đi. Vậy là, cả đàn lại bay theo con chim đó, để lại dấu tích 99 ngọn núi với hình dáng chim phượng hoàng, mỗi ngọn núi một thế đứng khác nhau tạo thành quần thể núi đá sinh động bao quanh lòng chảo Thượng Lâm trù phú.

Còn vào thời Pháp thuộc, người Pháp đã có ý định làm một cầu treo bắc từ núi Ông Tiên sang các ngọn núi bên cạnh và từ đó để xây dựng hệ thống cáp treo cho quan Pháp thưởng ngoạn cảnh đẹp Thượng Lâm. Song không thực hiện được, đến giờ vẫn còn hai mố cầu trên núi Ông Tiên.

Miền gái đẹp Thượng Lâm

“Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm” - bị quyến rũ bởi câu ca dao đầy ma lực, chúng tôi đã vượt qua 300 cây số để có mặt ở Thượng Lâm (huyện Nà Hang, Tuyên Quang).

Gái Tày Thượng Lâm được nức tiếng là gái xinh nhất vùng sơn cước. Bởi, tính tình nền nã, duyên dáng, chăm làm, chịu khó. Vẻ đẹp mặn mà của thiếu nữ vùng cao. Làn da của con gái Thượng Lâm thì mịn màng đến khó tả. Chả thế mà có câu truyền rằng: "mận Hồng Thái gái Thượng Lâm".

alt
Gái Tày Thượng Lâm - Nà Hang.

Khách đến Thượng Lâm được chào đón nồng nhiệt. Có một phong tục xưa kia khi khách đến chơi nhà, nếu nhà mà vị khách đến có con gái thì sau khi chủ và khách dùng cơm rượu no say, tiếp đó chủ nhà và khách cùng uống nước thì người con gái mang chăn, đệm thổ cẩm tới phòng khách nghỉ, trải nệm. Trải xong, cô gái nằm vào đó để đến khi vị khách vào ngủ có chăn ấm để đắp.

Khi lắng nghe gia chủ (bố cô gái) mời khách đi nghỉ, lúc đó cô gái mới kín đáo trở về buồng ngủ của mình. Cô gái ra khỏi chăn, để lại mùi hương nhu thơm nồng trên mái tóc và vị khách say nồng trong giấc ngủ ngon.

Gái Thượng Lâm rất mực yêu chồng thương con, một lòng thuỷ chung son sắt. Vẻ đẹp của thiếu nữ Thượng Lâm đã được bao thi nhân mặc khách ca ngợi:

"Sơn nữ phía rừng xanh
Môi đỏ má hồng
Lưng ong dáng nguyệt
Khách tình thơ say
Em người sơn nữ
Đẹp như hoa lan rừng
Đất lành chim xây tổ
Xứ phượng hoàng thần tiên
Trên đỉnh đèo Ái Âu
Đàn then em ngân tiếng hát
Kể chuyện tình Thượng Lâm"


(thơ Trường Giang).

Đem theo câu hỏi về miền gái đẹp Thượng Lâm, chúng tôi đến bản Nà Lầu để nghe những câu chuyện của người già nơi đây nói về vẻ đẹp của con gái vùng sơn cước này.

Cụ Bàn Thị Lài kể cho chúng tôi nghe về sự tích người đẹp Thượng Lâm. Xưa ở vùng đất này có tiếng bởi những người đẹp. Theo các cụ tương truyền lại một tích chuyện cổ rằng, xưa dưới đỉnh đèo Ái Âu có nàng Bàn Hoa Trang xinh đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. Nàng giỏi dệt vải và vẽ tranh rất tài hoa sau được quận công xứ núi tên là Vinh Thành Đại công, kết duyên.

Trước khi đi theo chồng, nàng có truyền lại bí quyết làm đẹp bằng các thứ dược thảo sẵn có trong vùng cho các thiếu nữ trong bản và cả nghề dệt vải nữa. Từ khi được Hoa Trang truyền lại các bí quyết làm đẹp, các thiếu nữ trong vùng đã vận dụng và kết quả những hương sắc mà thiên nhiên ban tặng, các nàng đều trở thành những thiếu nữ đầy sức quyến rũ.

alt

Hai chị em Ngô Thị Hương (bên phải) và Ngô Thị Huyền

Thượng Lâm xưa thường tổ chức các cuộc thi thôn nữ đẹp vào các lễ hội như lễ hội Lồng Tông, lễ đình làng. Cụ Bàn Thị Trài ở bản Nà Bin kể cho chúng tôi nghe về cuộc thi người đẹp vào dịp lễ hội Lồng Tông - tức lễ mừng cơm mới.

Ngay từ sáng sớm, các thiếu nữ ở các bản, với váy áo đẹp nhất xúng xính xuống hội. Mỗi bản đều cử 3 đến 4 cô gái xinh đẹp nết na, giỏi hát then, giỏi đánh đàn tính, để đến lễ Lồng Tông dự thi với các thiếu nữ khác trong vùng. Phần thi người đẹp diễn ra gồm ba phần.

Phần thứ nhất là hát then, đánh đàn tính, ứng xử gọi là phần lễ nhạc. Phần thi này gồm các bài hát giao duyên của dân tộc, tài hoa của cô gái thể hiện qua tiếng đàn tính và giọng hát.

alt
Hai chị em Ngô Thị Hương (bên phải) và Ngô Thị Huyền.

Phần thứ hai là thi trang phục dân tộc và thi dệt vải, các thí sinh sau khi trình diễn trang phục dân tộc mình, thì bước vào phần thi dệt vải. Các thiếu nữ phải dệt một tấm khăn, hay đai áo, tuỳ theo thời gian, thể lệ cuộc thi của từng năm. Trong thời gian nhất định, thiếu nữ phải hoàn thành sản phẩm. Tiêu chí đánh giá là nét hoa văn trên sản phẩm có sắc sảo hay không. Ngoài ra, các cô phải giải thích những hoa văn mình dệt lên sản phẩm.

Phần thi thứ ba là thi ứng xử, gồm cách đối nhân xử thế trong gia đình, đạo làm con, làm vợ, làm mẹ. Phần thi này thể hiện sự hiểu biết, khéo léo của thiếu nữ làm tôn vẻ đẹp và sự tài hoa của họ. Ban giám khảo của cuộc thi là những vị chức sắc trong làng, bản và các cụ cao tuổi có kiến thức nho học.

Thiếu nữ nào thắng trong cuộc thi, thì đó là một sự hãnh diện lớn của dòng họ, cũng như sự tự hào của các thiếu nữ trong bản và điều đặc biệt mang ý nghĩa tâm linh. Thiếu nữ nào đoạt giải trong lễ hội là sẽ đem về may mắn cho bản làng. Nghĩa là năm đó cả bản sẽ gặp điều tốt lành, mùa vụ tốt tươi, gia đình hạnh phúc.

alt

Thiếu nữ Tày Thượng Lâm

Cụ Trài kết thúc câu chuyện kể về thi gái đẹp trong lễ hội Lồng Tông, ánh mắt cụ trông xa xăm như tiếc nuối một điều gì rất gần với cụ. Tôi đọc được trong ánh mắt cụ, như đang muốn một ngày nào, lễ hội Lồng Tông sẽ khôi phục lại những gì đã mai một. Bởi, lớp con cháu cụ cần phải biết được truyền thống văn hoá của dân tộc mình, mảnh đất mình đang sinh sống.

Miền gái đẹp Thượng Lâm xưa và nay chỉ cách nhau về thời gian và không gian sinh hoạt văn hoá, còn vẻ đẹp của người con gái thì mãi còn. Nà Hang có giống mận Hồng Thái ngon ngọt và hơn thế nữa Nà Hang còn một kho báu của vẻ đẹp thiếu nữ Thượng Lâm - Miền gái đẹp.--PageBreak--

Đầu xuân về miền gái đẹp

Để xếp hạng những miền có nhiều con gái đẹp, người Đất tổ (Phú Thọ) xưa có câu: "Nhất Luông, nhì Cốc, tam Hiền", nghĩa là trong các xã có con gái đẹp ở tỉnh thì con gái ở Văn Luông (huyện Tân Sơn), Tây Cốc (huyện Thanh Ba) và Hiền Lương (huyện Hạ Hòa) là có tỷ lệ nhiều hơn cả.

Về xem, bắt quen làm vợ


Cách Hà Nội khoảng 150 km, nằm bên cạnh con đường viễn lộ cổ xưa mà các ông Nguyễn Tuân, Tô Hoài cùng một số nhà văn nổi tiếng khác đã soải bước lên dặm dài Tây Bắc, là miền gái đẹp Văn Luông. Nơi bán sơn địa bát ngát cọ, mướt mát chè, xanh biếc một mầu ngô khoai của miền đất “địa linh” này đã bắt người ta phải chú ý và trầm trồ về người đẹp, cảnh đẹp. Đất đẹp, con gái đẹp níu bước nam chinh.
alt
Hà Thuy Thủy - một mỹ nhân của xã Văn Luông
Phải chăng, vì vậy, hơn 50 năm về trước, trong sự “xê dịch” của cuộc sống đời mình mà cố nhà văn nổi tiếng Sao Mai, người đam mê nhiều thứ và có sự cảm nhận rất sâu xa về cái đẹp đã chọn nơi đây làm chỗ dừng chân cho cả gia đình mình? Với tài “thao lược” của mình, ông đã lấy vợ hai. Cả hai bà đều đã sống êm ái thuận hòa và sinh hạ cho ông tới 11 người con.

Đang ngẩn ngơ rảo bước, tôi bị “đánh thức” về thực tại vì chiếc cầu treo Văn Luông bắc qua Bến Gạo chợt chòng chành. Cầu oằn mình để nâng đỡ trọng tải của chiếc xe đón dâu 4 bánh mang biển 26 (Sơn La). Mấy người đi đường kháo nhau đây là đám cưới của một cô hoa khôi của xã, ở Xóm Mơn, tên là Miên lấy chồng là doanh nhân chè ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Trong một lần doanh nhân này vào đây thu mua chè đã “phát hiện” ra cô.

Ai qua nơi đây cũng thấy ngất ngây

Văn Luông hiện có 17 xóm như xóm Luông, Láng, Đồng Gạo… Xóm nào cũng xuất hiện các mỹ nhân. Chị Đỗ Bích Liên, Chủ tịch xã, người được coi là hoa khôi một thời của đất này tủm tỉm: “Không nghĩ các anh là nhà báo. Cứ tưởng các anh là người ở xa đến, xác minh và xin làm thủ tục để lấy vợ ở đất này. Càng tết, càng đến mùa cưới hỏi, thanh niên nơi khác đến đây tìm vợ càng nhiều”.
a
Tay bồng tay bế vẫn xinh. Ảnh: P.N

Anh Hà Văn Tuất, hiện đang chung sống với một hoa khôi của xã, tỏ ý tiếc cho những người đã có vợ như chúng tôi: “Lên muộn thế. Người đẹp ở Văn Luông nhiều người "săn tìm" lắm, chậm chân về không là cái chắc. Rồi anh kể : “những cô gái của các thôn tìm về thì không còn gì để nói nữa. Bên ánh lửa, hơi men tỏa ra từ các chén rượu của những lần liên hoan “đốt” các cặp môi, cặp má và ánh mắt các cô gái… Nhìn thấy, tôi cam đoan các anh không say rượu thì cũng phải say tình”.
Lây phây men rượu, lây phây hương rừng, cùng anh Tuất tôi rảo chân qua một số nhà có những thiếu nữ anh cho là được. Thú thực gặp cô nào tôi đều cấn cá vì sắc đẹp và ngoại hình của họ cả. Một vòng dạo quanh, những khuôn mặt thiếu nữ, mỗi người một vẻ cứ ám ảnh tôi. Con gái ở đây đẹp, đẹp lành lành cái chất rừng.
Sắc đẹp của con gái Văn Luông ở đây tôi thấy giông giống cái chất men của rượu cần. Uống nó không đem cho người ta cái sự “thăng” ngay nhưng uống nhiều, uống lâu sẽ “thăng” tới vài ba ngày chứ chả chơi.

( Trích Báo Đất Việt )
Bùi Quang Võ sưu tầm và biên soạn.

Không có nhận xét nào: